Táo bón ở trẻ – Nguyên nhân và cách điều trị

Gửi đến mẹ thông tin cần biết về bệnh táo bón ở trẻ để mẹ có cách điều trị và phòng tránh bệnh đúng cách nhé!

Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho con và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là người mẹ phải nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.
  • Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

Vì vậy, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân ít rắn và khô.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị táo bón

Nguyên nhân bị táo bón ở trẻ em là gì?

  • Biếng ăn – ăn ít hơn bình thường
  • Trẻ có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh: việc phân trở nên cứng khiến cho hậu môn của trẻ bị rách gây đau và chảy máu, nguy hiểm hơn nữa là khi trẻ sợ đau, chúng sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh điều đó dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Són phân không có kiểm soát: Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng.
  • Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần

Nguyên nhân gây nên táo bón

Chế độ ăn

Trẻ bị táo bón có thể do ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả hàng ngày; trẻ chỉ uống nước canh rau, các loại nước ép mà không chịu ăn rau hoặc cả phần thịt quả; trẻ uống ít nước. Ngoài ra, với trẻ bú sữa mẹ, mẹ bị táo bón hoặc có chế độ ăn thiếu chất xơ cho con bú thì  trẻ cũng dễ bị táo bón. Với trẻ sử dụng sữa công thức, việc bố mẹ pha sữa quá đặc cho trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Lười vận động

Thói quen ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet,… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.

Dùng thuốc kháng sinh

Khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh. Nhưng kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn diệt cả những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trẻ rối loạn tiêu hoá và dẫn đến táo bón.

Trẻ không có thói quen đi đại tiện đúng giờ

Một số trẻ vì quá ham chơi quên đi đại tiện hoặc bố mẹ không tập cho con thói quen đi đại tiện đúng giờ hàng ngày. Vì thế, lâu dần trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi đại tiện dẫn tới táo bón. Trẻ bị táo bón, đại tiện đau rát sẽ sinh ra tâm lý sợ đi đại tiện ở trẻ, trẻ sẽ tiếp tục nhịn đại tiện và làm táo bón ngày càng nặng thêm.

Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương

Trẻ bị suy dinh dưỡng nên biếng ăn, ăn ít dẫn đến hệ tiêu hóa làm việc ít, lượng chất thải ít ỏi không gom đủ để đi đại tiện đều đặn mỗi ngày. Dù vậy, chất thải độc hại lưu trữ lâu ngày trong cơ thể trẻ cũng rất không tốt.

Rối loạn cảm xúc

Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo,… lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.

Bệnh ngoại khoa

Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, phình to đại tràng… cũng có thể dẫn tới táo bón.

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị táo bón kéo dài

Nếu mẹ để tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không có giải pháp khắc phục, khắc phục sớm sẽ dẫn  tới những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ:

Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ

Khi bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Do đó trẻ sẽ không có đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển, từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.

Gặp các bệnh về rối loạn tiêu hóa

Tình trạng táo bón sẽ khiến trẻ dễ gặp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển ruột…

Nứt hậu môn

Trẻ bị táo bón sợ đi đại tiện, thường nín nhịn, lâu dần phân bị ứ lại trong ruột sẽ càng mất nước, trẻ sẽ bị táo bón nặng hơn. Khi này phân cứng lại thành dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như hạt, trẻ đi đại tiện sẽ dễ bị hiện tượng nứt hậu môn.

Cách điều trị cho trẻ táo bón

Tăng chất xơ

Cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền…

Uống đủ nước

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng cần uống 600 ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây…).
  • Trẻ 1 – 3 tuổi cần uống 900 ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi cần uống 1200 ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
  • Đối với nước ép hoa quả, các bà mẹ nên chế biến từ hoa quả tươi chứ không nên mua nước hoa quả ép sẵn đóng hộp.

Đi vệ sinh đúng giờ

Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày. Khi thấy bé đang chơi bỗng nhiên chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: đó là dấu hiệu bé đang nín nhịn. Mẹ nên khuyến khích bé đi tiêu lúc này.

Nếu bé đi tiêu phân khô, rắn, đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu các mẹ có thể thoa một ít kem dưỡng ẩm vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.

Massage bụng cho bé

Bạn có thể mát xa bụng cho bé để trị táo bón cho trẻ em theo những bước sau:

  • Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn bằng cách chà xát vào nhau, sau đó dùng dầu mát xa an toàn cho trẻ em và nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay
  • Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược, bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, kéo ngang qua trên rốn, sau đó di chcách trị táo bón cho trẻuyển xuống dưới.
  • Bước 3: Lặp lại thao tác này từ 10 – 15 lần, 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài cách mát xa cho bé bị táo bón này, bạn có thể đặt con nằm ngửa, nắm 2 chân bé và tạo thành động tác đạp xe. Cách làm này cũng giúp bé đi tiêu tốt.

Cho bé vận động nhiều hơn

Tuy nghe qua có vẻ khó tin nhưng việc vận động đều đặn có thể giúp hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em cũng như làm giảm các triệu chứng do trong lúc này, ruột của bé có cơ hội được chuyển động. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con vui đùa từ 30 – 60 phút mỗi ngày nhé.

Ngoài các biện pháp trên mẹ có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ bổ sung chất xơ hòa tan Eunanokid Fiber của nhãn hàng Eunanokid.

Bổ sung các chất xơ hòa tan và vitamin cho cơ thể :

  • Fructose oligosaccharide : Là một chất xơ hòa tan tự nhiên chống táo bón, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe
  • Fibregum B: cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ, chức năng cơ học và trao đổi chất của ruột,giúp cho hệ vi khuẩn có ích đường ruột phát triển và duy trì chức năng tiêu hóa, miễn dịch hỗ trợ điều trị táo bón, đại tràng…
  • Immunepath IP ( chiết xuất từ thành tế bào của chủng lợi khuẩn Lactobacillus paracasei ) kích thích hệ miễn dịch và cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Với các hoạt chất trên Eunanokid Fiber – là một sản phẩm tốt hỗ trợ táo bón cho trẻ được kiểm nghiệm bởi hàng triệu b05à mẹ Việt

Ý kiến của bạn