Nguyên tắc tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên cho trẻ

Vào lúc thời tiết giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, trẻ rất dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đối với trẻ nhỏ, cơ địa bị dị ứng, sức đề kháng yếu nên khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm. Nếu không có những biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời, bệnh có thể phát đi phát lại nhiều lần và trở nặng biến chứng thành viêm phổi, viêm phế quản rất có hại cho sức khoẻ. Mẹ đã biết các tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên để bảo vệ con trong mùa lạnh sắp tới.

tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thực sự nghiêm trọng

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, phế quản, xoang. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với những tác nhân gây bệnh, do đó rất dễ bị viêm. Nhẹ có thể là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…có thể dẫn tới viêm hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Nếu viêm hô hấp trên thể nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp và có thể dẫn đến tử vong.
Viêm đường hô hấp trên là một căn bệnh phổ biến, đa phần tự khỏi sau 1 tuần hoặc sớm hơn nếu cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên bệnh có thể chuyển nặng ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ có sức đề kháng yếu hoặc do cha mẹ không chú ý tới cách chăm sóc trẻ.

Bé Ken 4 tuổi con của chị Loan là một ví dụ. Lúc nào cũng vậy, cứ thời tiết thay đổi là thằng bé ốm, nhẹ thì sổ mũi, viêm họng, nặng thì nhập viện vì viêm phổi. Mùa đông năm ngoái, Ken bị ốm. Ban đầu chỉ là ho và sổ mũi nhẹ nên chị Loan vẫn cho con đi học và nhờ cô giáo cho con uống thuốc ho dạng siro làm dịu họng chị tự mua ngoài hiệu thuốc. Nhưng sau 1 tuần thì con không những không đỡ mà còn có dấu hiệu nặng thêm, bé khò khè, ho có đờm, người mệt. Vì bận và nghĩ năm nào con chả bị thế, ho kiểu này thì mấy liều kháng sinh là xong nên chị đổi sang cho con uống thuốc kháng sinh. Lại thêm mấy ngày kháng sinh nữa mà con vẫn không khỏi, mà còn khó thở, bỏ ăn, sốt nên 2 vợ chồng chị mới tá hoả mang con đi khám. Bác sĩ kết luận Ken bị viêm phổi cấp và phải nhập viện điều trị.

Vào thời điểm chuyển mùa, đi vào bệnh Nhi hoặc khoa Nhi của bất cứ bệnh viện nào, trường hợp như bé Ken không hề hiếm gặp. Tuy đây là bệnh nhẹ, dễ điều trị nhưng lại hay tái phát và có những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên-1

Mùa thu tỉ lệ trẻ mắc viêm đường hô hấp trên tăng mạnh

Tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên để phòng bệnh cho trẻ

Thời điểm giao mùa đang đến gần nhiều bậc cha mẹ lại bắt đầu lo lắng cho sức khoẻ của con em mình. Tuy nhiên nếu biết cách kết hợp các phương pháp căn bản dưới đây, mẹ có thể bảo vệ trẻ phần nào trước tác nhân gây bệnh đường hô hấp:
– Cân bằng chế độ dinh dưỡng với 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm chất đạm – chất béo – tinh bột – protein & khoáng chất. Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ.
– Bổ sung vitamin cho trẻ, nhất là vitamin A, C. Vitamin A khi được nạp vào cơ thể hỗ trợ các chất nhầy ở đường hô hấp giữ lại các tác nhân gây bệnh, giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn. Vitamin C tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ hệ miễn dịch từ đó tăng khả năng chống lại vi khuẩn. Vitamin A có nhiều trong những loại củ quả có màu đỏ, vàng như cà chua, đu đủ, khoai lang…còn Vitamin C có nhiều trong quả có múi như cam, quýt, chanh, bưởi…
– Giữ ấm cơ thể trẻ nhất là phần ngực, cổ, bàn tay, bàn chân và cho trẻ uống nước ấm. Luôn đeo khẩu trang và giữ ấm toàn thân khi cho trẻ đi ra ngoài, tránh gió lạnh, hạn chế bụi và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ qua “mũi họng”.
– Khuyến khích con giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày. Trẻ hiếu động thích cầm nắm những đồ vật xung quanh, nên đây là vùng da chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập được vào cơ thể trẻ.
– Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giờ: Giấc ngủ có quan hệ mật thiết với sức khoẻ và trí tuệ của trẻ. Khi ngủ các tế bào tăng trưởng hoạt động mạnh giúp cơ thể trẻ cao lớn, đồng thời các tế bào miễn dịch cũng sản sinh nhiều hơn, từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng đề kháng với mầm bệnh.
– Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ: Mẹ nên cho trẻ, nhất là những trẻ có sức đề kháng yếu, trẻ bị dị ứng đi tiêm phòng cúm hàng năm, đúng theo lịch tiêm phòng của bộ y tế. Tiêm phòng không phải là trẻ sẽ hoàn toàn không bao giờ mắc bệnh đường hô hấp, nhưng nó giúp giảm độ nặng và tần suất mắc bệnh.

tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên-2

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ giúp giảm tần suất mắc bệnh

– Giữ vệ sinh mũi, họng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch muối biển. Nó không những giúp làm sạch bụi bẩn, các tạp chất, chất gây dị ứng giúp mũi thông thoáng, mà còn giữ ẩm và khôi phục niêm mạc mũi.
Để trẻ luôn được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cha mẹ nên tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể cho trẻ. Ngoài tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập khoa học thì cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tăng sức đề kháng trước ít nhất 1 tháng khi bước vào thời điểm giao mùa. Việc này sẽ giúp hạn chế mầm bệnh tấn công, giúp bé nhanh phục hồi và bệnh không tiến triển nặng thêm nếu chẳng may trẻ mắc phải.
Nếu bé có các biểu hiệu của viêm đường hô hấp trên cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Vì bệnh này lây lan qua không khí nên nếu trẻ ốm mẹ nên cho con nghỉ học vừa để bảo vệ sức khoẻ của con, vừa tránh lây cho bạn khác. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống vì viêm đường hô hấp là do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng. Hơn nữa tự ý cho trẻ dùng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo cốm tăng sức đề kháng Eunanokid tại đây!

Có thể bạn quan tâm: tăng sức đề kháng

Ý kiến của bạn