Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn, lo sợ rằng bé cũng có chiều cao giống mình? Băn khoăn không biết phải làm sao để cải thiện chiều cao tốt nhất cho bé? Đây chính là nỗi trăn trở của không ít bậc cha mẹ. Con cao lớn mới khoẻ mạnh, tự tin vui chơi, học tập và kết giao bạn bè. Một chiều cao tốt là nền tảng cơ bản giúp con có sự phát triển bản than toàn diện nhất. Cùng EuNanoKid khám phá cách giúp bé đạt được chiều cao tối đa mẹ nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện chiều cao
Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao của trẻ, chính vì vậy một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yêu cầu đầu tiên nếu muốn con thoát khỏi tình trạng nấm lùn.
- Thứ nhất: Bữa ăn của trẻ phải cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu: chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Thứ hai: Ăn uống đúng giờ, đủ bữa. Mỗi ngày cho trẻ ăn 5 bữa, với 3 bữa chính và 2 bữa phụ, các bữa cách nhau khoảng 2 giờ.
- Thứ 3: Chọn các thực phẩm giàu khoáng chất hỗ trợ xương dài nhanh như canxi, kẽm, vitamin D, MK7, magie, đồng … Chúng chuyển hoá lẫn nhau hấp thu vào tận xương, giúp xương sụn nhanh dài, dẻo dai và chắc khoẻ.
Xem chi tiết: “Chế độ dinh dưỡng để phát triển chiều cao ở trẻ.”
2. Chú trọng 3 giai đoạn vàng tăng chiều cao
Chiều cao của bé bắt đầu phát triển ngay từ từ trong bụng mẹ cho đến hết 23 tuổi đối với nữa và 25 tuổi đối với nam. Tuy nhiên chiều cao của bé không tăng đều trong các năm mà có sự phân chia rõ rệt, trong đó có 3 giai đoạn chiều cao bé phát triển mạnh mẽ nhất gồm:
- Giai đoạn bào thai 9 tháng: ở tháng thai kỳ thứ 4 xương trẻ bắt đầu hình thành và phát triển nên thời gian này mẹ cần tăng cường ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung canxi, vitamin D và các khoáng chất có lợi cho xương. Nếu mẹ bầu được chăm sóc tốt, con sinh ra có thể cao 50 cm.
- Giai đoạn 0 – 3 tuổi: Trong 3 năm đầu đời này, tổng chiều cao bé có thể tăng thêm là 35 cm. Đây là một trong 3 giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất. Chính vì vậy cha mẹ nên chú ý xây dựng cho bé chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và các bài luyện tập nhẹ nhàng giúp bé phát triển tối đa.
- Giai đoạn dậy thì: Bé gái dậy thì ở tuổi 10 – 16, bé trai ở tuổi 13 – 18. Trong những năm này sẽ có 1 – 2 năm chiều cao trẻ tăng vọt 8 – 12 cm/ năm. Vì vậy, giai đoạn này ngoài tập trung bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần khuyến khích trẻ vận động, tập các môn thể thao như: bơi lội, cầu lông, bóng rổ, xà ngang …
3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một biện pháp giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả. Vì trong đĩa đệm của cột sống có đến 90 % là nước. Nước thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp, bôi trơn và làm giãn các đĩa đệm, giúp xương chắc khoẻ và nhanh dài ra.
Nếu cơ thể bị thiếu nước, các cơ và đĩa đệm co lại, khớp yếu dẫn đến xương phát triển chậm, cơ thể kém linh hoạt. Mẹ nên khuyến khích trẻ uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày.
4. Ngủ đủ giấc
Khi trẻ ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và cũng là thời điểm hooron tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Giấc ngủ càng sâu hoormon tăng trưởng tiết ra càng nhiều, càng thúc đẩy xương sụn dài nhanh.
Không cho trẻ thức khuya, nên ngủ trước 10 giờ tối. Giấc ngủ của trẻ phải được phân chia cả ngày và đêm, đêm khoảng 8 giờ và 1 – 2 giờ cho giấc ngủ trưa.
5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho bé
Để biết chính xác tình hình sức khoẻ của con, mẹ cần cho trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ cũng như có kế hoạch theo dõi chiều cao cân nặng hàng tháng của trẻ để biết trong thời gian đó trẻ đã phát triển thế nào, là bình thường hay bất thường, từ đó có những cách xử lý phù hợp.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng chiều cao là do gen di truyền nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Gen di truyền chỉ quyết định 30%, 70% còn là phụ thuộc vào dinh dưỡng và chế độ luyện tập, đặc biệt chú trọng 3 giai đoạn vàng để giúp bé có được chiều cao lý tưởng. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng và luyện tập thì việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng trưởng chiều cao như dòng thực phẩm EuNanoKid AF- Cao lớn cùng là sự lựa chọn hoàn hảo.