10 giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm

Trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, gây ra các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá…Sau mỗi trận ốm trẻ thường bị sụt cân, đắng miệng nên cảm giác ăn không ngon, ít vui đùa, trẻ cũng rất dễ bị ốm lại và sức khoẻ của trẻ cần thời gian để hồi phục. Mỗi lần trẻ ốm như vậy khiến mẹ rất vất vả để chăm sóc cả trong và sau khi ốm. Dưới đây là 10 giải pháp tăng sức đề kháng cho tr sau ốm giúp con nhanh phục hồi sức khoẻ và bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh về sau.

tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm

Sau mỗi trận ốm, sức khoẻ con suy giảm rõ rệt

Cũng giống với chúng ta, sau mỗi trận ốm cơ thể trẻ không thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường được. Sẽ mất vài ngày để cơ thể hồi phục, chuyển từ trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ủ rũ sang năng động, hoạt bát, ăn uống ngon miệng và thích cười đùa, vận động. Trong thời gian ốm, các tế bào khoẻ mạnh bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh, các virus lây lan nhanh chóng và giết chết hàng tỷ các tế bào. Lúc này trẻ thấy mệt mỏi và đau do các cơ quan bị tổn thương.
Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và khả năng tiêu hoá thức ăn, đồng thời cơ thể phải tiêu thụ nhiều năng lượng trong khi bị ốm nên dẫn tới tình trạng trẻ chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Bên cạnh đó dùng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị cũng giết chết các lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hoá gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn.
Khi tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng kéo dài sẽ dẫn mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ bị sụt cân.
Hơn nữa sau khi ốm hệ thống miễn dịch cũng bị ảnh hưởng, suy giảm do đó trẻ rất dễ bị các yếu tố gây bệnh khác tấn công, dễ ốm lại trong thời gian ngắn. Để giúp trẻ nâng cao sức khoẻ, giảm ốm vặt thì tăng cường sức đề kháng cho trẻ sau ốm, nâng cao chất lượng hệ miến dịch là điều mà cha mẹ cần quan tâm hơn cả.

10 giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm

1. Cân bằng dinh dưỡng, tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh

Sau khi ốm cơ thể trẻ mất nhiều năng lượng và mất cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên vào lúc này trẻ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miện do đó nếu mẹ bắt ép trẻ phải ăn thật nhiều, ăn những món trẻ không thích sẽ khiến con cảm thấy khó chịu hơn. Trước hết mẹ hãy cho con ăn đồ ăn loãng như cháo, súp sau đó dần dần tăng độ đặc của thức ăn lên và dần dần trở về chế độ ăn uống ban đầu.
Mẹ nên bồi bổ cho trẻ chế độ ăn đa dạng, cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất đạm – tinh bột – chất béo – vitamin, nhưng nên chú trọng hơn đến chất đạm và các loại vitamin & khoáng chất. Tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, nhất là những loại thực phẩm giàu Vitamin C(cam, quýt, bưởi, rau bina, cà chua, ớt chuông…) để cải thiện hệ thống miễn dịch. Hơn nữa trong rau quả có chứa nhiều chất xơ có lợi cho đường ruột. Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và đường, đồ ăn nhanh sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá.
Cho trẻ ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày để kích thích sự sản sinh của những vi khuẩn có lợi, làm cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hoá thức ăn.

10 mẹo tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm-1

Tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh cho trẻ

>>Tham khảo: “Các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

2. Chia nhỏ bữa ăn

Trẻ thường cảm thấy ăn không ngon miệng sau khi ốm,nếu ép trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa ăn sẽ khiến trẻ thấy áp lực. Hơn nữa hệ tiêu hoá của trẻ đang bị tổn thương, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hoá quá tải, càng khiến trẻ mệt mỏi hơn. Để bé được đói nhưng không bị sụt cân, mẹ hãy cho trẻ ăn mỗi bữa cách nhau 2 tiếng. Sau bữa chính mẹ hãy cho trẻ ăn thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa chua lành mạnh. Chia nhỏ lượng thức ăn và tăng các bữa ăn giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất.

3. Tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, kẽm, selen…mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch của trẻ.
Vitamin A còn được gọi với cái tên “vitamin chống nhiễm khuẩn”, nó đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch tế bào và hệ miễn dịch dịch thể, chống lại sự tấn công của các vius gây bệnh.
Vitamin C cần thiết cho sự phát triển bình thường của các mô liên kết như xương, sụn, tăng sự bền vững của các mao mạch, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hoá có hại. Nó còn có chức năng chống và hạn chế dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, giúp vết thương mau lành, tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.
Selen là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong men glutathione peroxidase, có ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, trong đó có sự hoạt động và phát triển của bạch cầu. Cơ thể không được cung cấp đủ lượng selen cần thiết sẽ gây ức chế chức năng miễn dịch, ức chế khả năng chống nhiễm trùng.
Rất may những loại vitamin và khoáng chất này có rất nhiều trong các loại thực phẩm lành mạnh hàng ngày như sữa, cá, thịt bò, rau xanh, bưởi, hải sản…Vì vậy mẹ có thể dễ dàng bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.

4. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ với sức đề kháng của trẻ. Khi trẻ ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực hơn, cơ thể sẽ chống chọi với các tác nhân gây bệnh hiệu quả nhất. Hơn nữa các bạch cầu và thực bào truy lùng các độc tố, vi khuẩn, virus…gây bệnh hoạt động mạnh mẽ nhất vào ban đêm, khi cơ thể chìm vào giấc ngủ.
Đối với trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi) trẻ thường ngủ từ 16- 20 tiếng mỗi ngày và hầu như chỉ tỉnh giấc vào lúc đói. Từ 6 -12 tháng tuổi thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ giao động 12 – 15 tiếng, với 3 tiếng ngủ buổi trưa.  Trẻ 1-3 tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới nên bé chỉ ngủ khoảng 13 tiếng mỗi ngày, với 2-3 tiếng ngủ trưa. Mẹ nên chú ý thời gian ngủ tối thiểu của trẻ giai đoạn 3- 5 tuổi nên là 12 tiếng. Khi trẻ lớn hơn, thời gian ngủ giảm, nhưng vẫn nên đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi 10-12 tiếng mỗi ngày.
Do vậy giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ không chỉ tăng cường sức đề kháng của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn.

tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm-2

Cho trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch

5. Uống đủ nước

Nguyên tắc đầu tiên để có một cơ thể khoẻ mạnh, vận động trơn tru là phải uống đủ nước. Nước đảm bảo cho quá trình máu mang oxy đi khắp các tế bào trong cơ thể, hỗ trợ quá trình thải độc tố khỏi cơ thể. Chính vì vậy uống đủ nước giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng của trẻ. Mẹ có thể cho con uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhu cầu nước hàng ngày của trẻ là 150ml/kg cân nặng/ngày, trẻ vị thành niên là 40ml/ kg cân nặng/ ngày. Mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ.

6. Khuyến khích trẻ vận động, luyện tập thường xuyên

Để cải thiện sức đề kháng cho trẻ không thể không kể tới việc tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi vận động số lượng bạch cầu được tăng cường, cải thiện lưu thông máu, cải thiện sức khoẻ và giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Vận động cũng làm tăng khả năng giữ oxy của phổi, các tế bào miễn dịch cũng mạnh mẽ hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cha mẹ hãy cũng con luyện tập những môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, chạy bộ…vừa nâng cao sức khoẻ vừa kích thích trẻ tăng trưởng chiều cao.

7. Tập cho trẻ các thói quen tốt ngay từ nhỏ

Vi sinh vật sống trên bề mặt da của trẻ và chúng dễ dàng tấn công vào cơ thể nếu trẻ không biết giữ gìn vệ sinh. Mẹ hãy tập cho con thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ ngay từ khi còn bé. Từ những việc nhỏ nhất như đáng răng ngày 2 lần sáng tối, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa thường xuyên…để trẻ có ý thức bảo vệ bản thân, tránh đưa vi khuẩn vào người, từ đó giúp kiếm soát bệnh tật.

tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm-3

Tập cho con thói quen rửa tay trước khi ăn

8. Hạn chế ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não và hệ thống miễn dịch. Ăn nhiều nhất là đồ ăn nhanh, đồ ăn không lành mạnh dẫn đến tăng cân khó kiểm soát và làm hệ thống tiêu hoá yếu hơn. Trong khi đó hệ thống tiêu hoá và miễn dịch có liên kết trực tiếp với nhau. Đường tiêu hoá không tốt sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng suy giảm, giảm khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.

9. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường

Cha mẹ Việt thường có thói quen bao bọc con rất kỹ từ khi trẻ sinh ra cho tới lúc con lớn lên. Họ hạn chế và có nhiều người còn cấm đoán không cho trẻ ra ngoài vui chơi, sợ con lấm bẩn, thấy dơ khi con nhặt đồ dưới đất. Chính vì vậy mà các bạch cầu trung tính trong cơ thể, đơn vị đóng vai trò chống lại bệnh truyền nhiễm và vật thể lạ trong máu trở nên càng mẫn cảm ơn khi vi khuẩn xuất hiện.
Hãy cho trẻ thường xuyên ra ngoài vận động, tiếp xúc với môi trường xung quanh để con học cách “sống chung với lũ”, cho phép cơ thể làm quen với hệ vi khuẩn phong phú, từ đó tăng khả năng đề kháng.

10.Tăng sức đề kháng cho trẻ với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Cơ thể trẻ có khoẻ mạnh mới có thể chống lại bệnh tật, và sức đề kháng có tốt thì trẻ mới phòng chống được sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh, giảm tình trạng ốm vặt. Vào thời điểm giao mùa cũng như sau khi ốm dậy, trẻ rất dễ bị các mầm bệnh tấn công. Để chủ động phòng bệnh cho con, cách tốt nhất và an toàn nhất chính là tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kể trên thì mẹ nên tham khảo thêm việc bổ sung cho trẻ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm tăng cường sức đề kháng Eunanokid.
Sự kết hợp giữa Thymomodulin với kẽm, selen và L-lysine tạo ra một sản phẩm vừa tăng sức đề kháng cho trẻ vừa kích thích trẻ ăn ngon.
Để được tư vấn về tình trạng của trẻ, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ xin vui lòng liên hệ tới số hotline: 0220 6252 002 để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu hơn.
Website: eunanokid.vn
Fanpage: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ!

 

Có thể bạn quan tâm: tăng sức đề kháng

Ý kiến của bạn