Dấu hiệu nhận biết thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

Kẽm có vai trò quan trọng đối với chức năng của hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương, tăng trưởng và phân chia tế bào, cũng như chức năng của vị giác và khứu giác. Nó được tìm thấy trong hải sản, thịt bò, thịt gà, các loại hạt và các loại đậu. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được nhu cầu về kẽm của cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Vậy đâu là những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết thiếu kẽm ở trẻ nhỏ để có cách bổ sung hợp lý cho con, hãy cùng EUNanoKid tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

 

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ

  • Trẻ biếng ăn, chán ăn, nhẹ cân.
  • Dấu hiệu thiếu kẽm trầm trọng bao gồm các vấn đề về da được gọi là viêm da, rụng tóc.
  • Tiêu chảy, sụt cân, nhiễm trùng.
  • Rối loạn thần kinh và suy giảm tâm lý.
  • Vết thương khó hoặc lâu lành.
  • Chậm phát triển và tuyến sinh dục nhỏ hơn bình thường ở bé trai.
  • Da thô ráp, mất cảm giác thèm ăn, thờ ơ.
  • Suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
  • Đàn ông có thể bị giảm nồng độ testosterone trong huyết thanh và rối loạn chức năng tình dục.
  • Tích tụ amoniac trong máu.
  • Bị nhiệt miệng.

Xem thêm: >> “Làm thế nào để cung cấp kẽm cho trẻ?”

Nguyên nhân gây thiếu kẽm

  • Ăn chế độ kém dinh dưỡng là một nguyên nhân gây thiếu kẽm.
  • Mắc hội chứng kém hấp thu.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh gan và thận mãn tính
  • Đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng.
  • Trẻ cũng có thể bị mất kẽm khi bị thương, bỏng và mất máu hoặc nhiễm trùng nặng.
  • Khoảng 82% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới có thể bị thiếu kẽm. Điều này có thể là do cần thêm kẽm trong khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tự nhiên và sự phát triển của thai nhi. Sự thiếu hụt kẽm ở phụ nữ mang thai có thể dẫn tới một số kết quả bất lợi của thai kỳ như trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, có các biến chứng và bất thường bẩm sinh. Bổ sung kẽm đầy đủ ở phụ nữ trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng này ở trẻ.

Cách khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ-1

1. Việc tăng cường chế độ ăn uống các thực phẩm giàu kẽm

Chọn những loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, các loại đậu, hải sản..nhưng nên cân đối giữa nhóm thực vật và động vật. Đối với những người ăn chay nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc thực vật để đảm bảo được lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Bổ sung kẽm có thể cải thiện tâm trạng ở phụ nữ, và thậm chí có thể góp phần điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu, những phụ nữ bổ sung 7 mg kẽm mỗi ngày trong 10 tuần giảm đáng kể sự tức giận, trầm cảm so với những người khác. Một số loại thực phẩm giàu kẽm (trong 100g thực phẩm):

  • Hàu chứa 13,40mg.
  • Củ cải chứa 11,00mg.
  • Hạt đậu Hà Lan chứa 4,00mg.
  • Đậu nành (đậu tương) chứa 3,80mg.
  • Lòng đỏ trứng gà chứa 3,70mg.
  • Thịt lợn nạc chứa 2,50mg.
  • Thịt bò chứa 2,20mg.
  • Khoai lang chứa 2,00mg.
  • Gạo tẻ chứa 1,90mg.
  • Hạt lạc chứa 1,90mg.
  • Thịt gà chứa 1,50mg.
  • Cà rốt chứa 1,11mg.
  • ………

2. Bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm chức năng

Khắc phục tình trạng thiếu kẽm, nên đặc biệt bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bổ sung EUNanoKid ZinC chứa gluconat sau ăn 30 phút cho các đối tượng trên theo hướng dẫn sử dụng. Nên sử dụng liên tục trong thời gian 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để kẽm được cơ thể hấp thu tốt nhất thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại Vitamin như Vitamin A, vitamin B6, Vitamin C và phospho. Trong trường hợp trẻ cần bổ sung thêm sắt thì nên dùng 2 loại cách xa nhau, uống kẽm trước rồi mới dùng sắt vì sắt gây hạn chế khả năng hấp thụ kẽm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *