EUNanoKid https://eunanokid.vn Chăm Con Tựa Như Tình Mẹ ! Fri, 19 Apr 2024 03:24:20 +0700 vi hourly 1 Biếng ăn tâm lý ở trẻ và cách điều trị https://eunanokid.vn/bieng-an-tam-ly-o-tre-va-cach-dieu-tri-3964/ https://eunanokid.vn/bieng-an-tam-ly-o-tre-va-cach-dieu-tri-3964/#respond Sat, 21 Jul 2018 02:23:24 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3964 Biếng ăn là tình trạng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em. Trẻ biếng ăn khiến cho các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, dẫn tới tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, trẻ còi cọc, chậm lớn, dễ bị ốm. Biếng ăn được chia làm 2 loại là biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý. Ngày hôm nay mời các bậc cha mẹ cùng EUNanoKid tìm hiểu về chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ

Tìm hiểu về chứng biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý là một chứng rối loạn ăn uống khiến người bệnh tụt cân nặng quá mức so với độ tuổi, chiều cao, cân nặng. Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ là tình trạng mà người bệnh tự ép buộc mình từ chối ăn hoặc phải ăn mà không theo nhu cầu nào của cơ thể, dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khoẻ và tinh thần của bản thân.
Rối loạn tâm lý được chia làm 2 loại:

  • Biếng ăn tâm lý hay còn gọi là chứng chán ăn tâm thần là một chứng rối loạn ăn uống. Những người mắc phải tình trạng này thường có có suy nghĩ rằng họ quá béo rồi nên họ không muốn ăn thêm nữa. Điều này khiến họ hạn chế một cách tối đa lượng thức ăn mà họ đưa vào cơ thể. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ, những người đang trong độ tuổi phát triển, cơ thể cần một nguồn năng lượng lớn để có thể hoạt động tốt.
  • Ăn ói: Trẻ bị mắc chứng ăn ói sẽ ăn uống thái quá, ăn không kiểm soát một lượng thức ăn lớn trong thời gian ngắn và sau đó tự làm cho mình bị nôn. Họ cũng có thể dùng một lượng lớn thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc khác để làm sạch ruột.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ-1

Điều gì gây ra chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Nó thường bắt đầu như ăn kiêng thường xuyên, nhưng từ từ thay đổi để giảm cân cực đoan và không lành mạnh. Chứng biếng ăn tâm lý xảy ra đa phần ở các bé gái.

Những nguyên nhân khác có thể đóng vai trò gây ra chứng biếng ăn:

  • Thái độ xã hội đối với ngoại hình cơ thể bản thân.
  • Ảnh hưởng của gia đình.
  • Di truyền học.
  • Mất cân bằng chất hóa học trong não..
  • Vấn đề phát triển.
  • Trẻ bị chán ăn có nhiều khả năng đến từ các gia đình có tiền sử:
    • Vấn đề về cân nặng.
    • Bệnh lý.
    • Các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc lạm dụng dược chất.

Các triệu chứng

Triệu chứng của mỗi trẻ có thể khác nhau nhưng thường có những biểu hiện:

  • Có trọng lượng cơ thể thấp.
  • Sợ trở nên béo phì, ngay cả khi người đó đang giảm cân.
  • Có một cái nhìn méo mó về trọng lượng, kích thước hoặc hình dạng cơ thể của người đó. Ví dụ, đứa trẻ nhìn thấy cơ thể của chính mình là quá béo, ngay cả khi rất thiếu cân.
  • Từ chối giữ mức trọng lượng cơ thể bình thường tối thiểu.
  • Ở bé gái, bỏ lỡ 3 thời kỳ kinh nguyệt mà không bởi vì một số nguyên nhân khác.
  • Vận động quá độ để giúp tăng tốc độ giảm cân.
  • Có hành vi ăn uống lạ: thường ăn ít hoặc bỏ bữa kể cả khi thấy đói.
  • Tự khiến mình nôn thức ăn đã ăn, sử dụng các loại thuốc giảm cân không khoa học.

Nhiều triệu chứng thể chất liên quan đến chán ăn thường là do đói và suy dinh dưỡng. Chúng có thể bao gồm:

  • Da khô.
  • Mất nước.
  • Đau bụng.
  • Táo bón.
  • Hôn mê.
  • Chóng mặt.
  • Cực kỳ mệt mỏi (mệt mỏi).
  • Nhạy cảm với nhiệt độ thấp.
  • Gầy đi bất thường.
  • Vàng da

Nếu phát hiện con bạn có một trong những biểu hiện trên thì cha mẹ hãy theo dõi hành vi của con về lượng thức ăn con ăn trong ngày, các biểu hiện về tâm lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

Các biến chứng có thể có của chứng chán ăn tâm thần ở trẻ

Chán ăn và suy dinh dưỡng có thể gây hại gần như mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể. Nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thậm chí gây tử vong:

  • Tim: Những nguy hiểm cho tim có thể xảy ra do suy dinh dưỡng hoặc nôn mửa liên tục. Trẻ có thể bị nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều, cũng có thể bị huyết áp thấp.
  • Máu: Khoảng 1 trong 3 trẻ bị biếng ăn có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu nhẹ). Khoảng một nửa số trẻ có vấn đề về sức khỏe này có số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu).
  • Đường tiêu hóa. Chuyển động bình thường trong đường ruột thường chậm lại với việc ăn uống rất hạn chế và giảm cân nghiêm trọng. Tăng cân và dùng một số loại thuốc có thể giúp sửa chữa nó.
  • Thận: Mất nước do chán ăn có thể dẫn đến nước tiểu tập trung cao. Con bạn cũng có thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Điều này dẫn tới những tổn thương cho thận.
  • Hệ thống nội tiết: Ở bé gái, mất kinh nguyệt là một trong những triệu chứng tiêu biểu của chán ăn. Nó thường xảy ra trước quá trình giảm cân nghiêm trọng. Nó có thể tiếp tục sau khi trọng lượng được phục hồi bình thường. Mức hormone tăng trưởng thấp hơn đôi khi cũng được tìm thấy ở trẻ vị thành niên bị biếng ăn. Điều này có thể giải thích sự tăng trưởng chậm ở trẻ bị biếng ăn.
  • Xương: Trẻ bị chán ăn có nguy cơ gãy xương cao hơn. Khi các triệu chứng biếng ăn bắt đầu trước khi đạt được sự hình thành xương tới đỉnh (thường là từ giữa đến cuối tuổi thiếu niên), nguy cơ giảm mô xương hoặc loãng xương càng lớn. Mật độ xương thường được tìm thấy là thấp ở các bé gái bị biếng ăn. Họ có thể không có đủ canxi trong chế độ ăn uống của hoặc cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu canxi.

Làm thế nào để điều trị chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý ở trẻ-2

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng như thế nào.
Điều trị thường bao gồm một kết hợp sau đây:

  • Liệu pháp cá nhân.
  • Liệu pháp gia đình: Gia đình cần phải quan tâm sát sao tới tình trạng của trẻ, đưa trẻ tới các cơ sở y tế để các chuyên gia kiểm tra tình trạng sức khoẻ từ đó có biện pháp xử lý,  động viên và chăm sóc trẻ.
  • Thay đổi hành vi.
  • Phục hồi dinh dưỡng
  • Điều trị trầm cảm nếu con bạn có những biểu hiện chán nản.

Chán ăn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cũng có thể cho trẻ bị rối loạn này chết trong khi điều trị. Vì lý do này, cả gia đình cần phải tích cực chăm sóc, quan tâm tới trẻ. Hãy đưa trẻ tới bệnh viện để khám tổng quát và có những biện pháp xử lý từ các chuyên gia.


Tin liên quan:

]]>
https://eunanokid.vn/bieng-an-tam-ly-o-tre-va-cach-dieu-tri-3964/feed/ 0
10 lời khuyên giúp mẹ đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ https://eunanokid.vn/doi-pho-voi-tinh-trang-bieng-an-o-tre-3726/ https://eunanokid.vn/doi-pho-voi-tinh-trang-bieng-an-o-tre-3726/#respond Wed, 11 Jul 2018 04:11:22 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3726 Biếng ăn là tình trạng rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng, mệt mỏi. Trẻ em biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ và giải pháp là gì? EUNanoKid đã tìm hiểu và tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo.

đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh là gì?

Chán ăn ở trẻ sơ sinh là một rối loạn ăn uống xảy ra trong giai đoạn đầu sau khi sinh, lên đến một khoảng thời gian có thể là ba năm. Trẻ từ chối bú mẹ hoặc bú rất ít, và từ chối tất cả các loại thức ăn mới mà mẹ giới thiệu trong thời kỳ ăn dặm. Nếu không được điều trị, chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguy hiểm hơn là sự sống còn của trẻ.

đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ -1

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ sơ sinh:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Trẻ biếng ăn do bệnh lý hoặc do dùng thuốc: khi trẻ bị bệnh các loại thuốc kháng sinh bé dùng có thể gây ra loạn khuẩn đường ruột, mất cân bằng vi sinh trong đường ruột, làm chậm quá trình lên men thức ăn. Trẻ mệt mỏi, khó chịu trong người, miệng nhạt, đắng từ đó khiến trẻ không muốn ăn.
  • Trẻ biếng ăn bẩm sinh: Có 1 phần nhỏ trẻ biếng ăn bẩm sinh, ngay từ khi sinh ra trẻ đã không hứng thú với ăn uống, chỉ cần ngủ hoặc chơi cả ngày mà bú rất ít.
  • Biếng ăn sinh lý: Thông thường có nhiều trẻ biếng ăn theo giai đoạn phát triển, trẻ cảm thấy chán ăn trong một khoảng thời gian, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Thường thì biếng ăn sinh lý thường xảy ra trùng với thời điểm trẻ biết lẫy, bò, đi..sau đó thì trẻ sẽ ăn uống lại bình thường. Nếu trẻ biếng ăn hơn 1 tuần thì cha mẹ nên theo dõi tình trạng của con và có những biện pháp khắc phục ngay nếu không trẻ sẽ hình thành thói quen chán ăn về sau.
  • Chế độ ăn không cân đối: Cha mẹ muốn con nhanh lớn nên ép con ăn nhiều, thức ăn của bữa ăn trước chưa kịp tiêu hoá đã bắt trẻ ăn tiếp bữa sau dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá, lại còn khiến con sợ ăn. Bên cạnh đó việc chế biến món ăn nhàm chán lặp đi lặp lại các món ăn mà không có sự sáng tạo, không hấp dẫn cả về mùi vị lẫn hình thức làm trẻ không hứng thú với ăn uống. Không bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khiến việc tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
  • Thiếu vi chất: Cha mẹ không quan tâm đến việc bổ sung các vi chất như kẽm, selen cho trẻ khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, giảm miễn dịch.
  • Trẻ biếng ăn do thay đổi môi trường: Thường diễn ra ở trẻ từ 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, chưa quen môi trường mới, đồ ăn khác với ở nhà, trẻ tự xúc ăn nên vẫn chưa quen dẫn tới ngại ăn, chán ăn.

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Nếu trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong khi ăn hoặc tiêu hoá thức ăn hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng trẻ đang mắc phải và hướng xử lý tốt nhất. Bên cạnh đó cha mẹ nên:

  • Thay đổi lịch cho ăn của bé: Chia nhỏ lượng thức ăn cũng như bữa ăn của trẻ, thay vì 3 bữa nên thành 5-6 bữa để lượng thức ăn trẻ phải ăn mỗi bữa không quá nhiều. Tuy nhiên ở các bữa phụ nên cho trẻ ăn nhẹ và không nên ăn rải rác cả ngày như vậy vào bữa chính trẻ sẽ không ăn được.
  • Để trẻ được đói: Nếu trẻ không muốn ăn hãy để trẻ được đói chứ đừng ép trẻ phải ăn, tới lúc đói trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Không nên kéo dài bữa ăn quá 30 phút vì khi đó thức ăn không còn ngon và trẻ càng cảm thấy chán.
  • Nếu trẻ từ chối bú sữa mẹ, mẹ có thể thay thế bằng sữa công thức hoặc với trẻ lớn hơn là sữa bò.
  • Khuyến khích trẻ vận động để tiêu thụ nhiều năng lượng, vào bữa trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, nhưng mẹ nhớ đừng cho trẻ vận động ngay sau khi ăn.
  • Cho trẻ tự ăn: Hãy để trẻ tự bốc thức ăn, xúc ăn như vậy vừa giúp trẻ tự lập vừa khuyến khích trẻ ăn ngon hơn. Không nên đưa trẻ đi ăn rong hoặc cho trẻ xem tivi, điện thoại khi trẻ không chịu ăn.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là kẽm, selen để tăng căm giác ngon miệng cho trẻ.
  • Đa dạng thực đơn: Mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày cho con, đừng lặp đi lặp lại chỉ một món ăn, một cách chế biến làm trẻ nhanh chán. Hãy thay đổi món ăn liên tục, trang trí bắt mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể nhờ trẻ giúp trong việc nấu ăn như cùng con đi siêu thị để cho trẻ tự chọn đồ ăn trẻ muốn và nhờ con làm bếp như giúp mẹ nhặt rau, rửa hoa quả. Những việc đó sẽ làm con thấy hào hứng và cảm thấy thích thú chờ đợi tới bữa ăn.
  • Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của trẻ để có kế hoạch cân đối, điều chỉnh lượng thức ăn cho mỗi bữa.

đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ-2

  • Cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ trị chứng biếng ăn: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm quảng cáo rằng điều trị được chứng biếng ăn của trẻ nhưng nó có thật sự tốt với con bạn. Sản phẩm EUNanoKid ăn ngon là một sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhiều bà mẹ Việt tin tưởng cho con sử dụng và đạt được kết quả ngoài mong đợi. EUNanoKid ăn ngon giúp bổ sung L-Lysin, vitamin và các khoáng chất thiết yếu như Kẽm gluconat, Yeast Selen làm tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thụ và nâng cao sức đề kháng.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã phần nào giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng biếng ăn ở trẻ và làm thế nào để nó không ảnh hưởng tới con yêu của bạn. Trẻ nhà bạn có biểu hiện chứng biếng ăn không? Bạn có kinh nghiệm nào để chia sẻ với các bà mẹ khác về cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ hay không? Hãy cùng chia sẽ ở phần bình luận nhé.

 

 

]]>
https://eunanokid.vn/doi-pho-voi-tinh-trang-bieng-an-o-tre-3726/feed/ 0
Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn https://eunanokid.vn/thuc-don-giup-be-3-tuoi-het-bieng-an-3184/ https://eunanokid.vn/thuc-don-giup-be-3-tuoi-het-bieng-an-3184/#respond Fri, 22 Jun 2018 06:53:40 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3184 Giai đoạn bé 3 tuổi là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn của người lớn và hình thành thói quen ăn uống của mình. Nhưng lúc này đây bé biếng ăn khiến mẹ lo lắng không biết nên làm gì. Vậy tại sao bé 3 tuổi biếng ăn? Cách chữa chứng chán ăn ra sao? Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn như nào?

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi biếng ăn và giải pháp phù hợp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ 3 tuổi biếng ăn. Cha mẹ nên tìm ra vấn đề thực sự để có giải pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số lý do thường gặp:
– Chưa thích nghi được việc thay đổi thức ăn: Trước đây trẻ chỉ ăn cháo hoặc bột nên vẫn chưa quen với thức ăn mới. Mẹ nên thường xuyên làm mới thực đơn để có thể biết món nào bé thích món nào không.
– Cách nấu nướng của mẹ: Nhiều mẹ thường nấu đi nấu lại những món mà mình cho là bổ dưỡng mà không nghĩ việc này sẽ làm bé cảm thấy chán. Cách trang trí món ăn chưa hấp dẫn cũng khiến bé không thích thú với việc ăn uống.
Với trường hợp này mẹ nên linh hoạt làm phong phú món ăn trong thực đơn và trang trí đồ ăn hấp dẫn để kích thích sự thèm ăn của bé.
– Tâm lý sợ ăn: Nhiều cha mẹ do lo lắng con không đủ chất dinh dưỡng nên thường ép con ăn hết đồ ăn, đánh hoặc mắng trong giờ ăn cũng khiến gây phản xạ sợ ăn ở trẻ.
Mẹ đừng cố nhồi nhét bắt con ăn, thay vì ăn một mẹ một con bạn có thể cho bé ăn cùng gia đình để tạo thêm hứng khởi khi ăn cho trẻ.
– Trẻ đang mọc răng: Răng nhú lên, sốt mệt mỏi khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn dẫn đến tình trạng biếng ăn. Sau khi hoàn thiện cơ nhai rồi trẻ lại có hứng thú ăn uống như thường.
– Trẻ bắt chước thói quen ăn uống của người lớn: Nếu người lớn bỏ bữa, ăn lúc xem phim hoặc không ăn một số món ăn nào đó, trẻ có thể nhìn thấy và làm theo.
Cha mẹ là tấm gương cho con cái, việc nhìn thấy người lớn ăn uống ngon miệng cũng thúc đẩy khả năng ăn uống ở trẻ.
– Ăn vặt trước bữa chính: Việc ăn linh tinh trước bữa sẽ làm bé cảm thấy ngang bụng và không muốn ăn gì thêm nữa. Do đó mẹ nên tập cho bé không ăn vặt trước bữa chính.
– Trẻ gặp vấn đề sức khỏe: Bé bị ốm hoặc bị bệnh dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng. Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa tham khảo tư vấn để có cách giải quyết cụ thể.

Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn

 Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn

Gợi ý thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn

Mẹ tham khảo:

Một số món ăn ngon dễ làm giúp bé ăn ngon miệng

  • Canh rau ngót thịt bằm
    Đây là món ăn đơn giản mà lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn-1

Chuẩn bị:

– 300g rau ngót
– 150g thịt nạc
– 1 củ hành khô
– Gia vị nấu ăn
Cách nấu:

– Rau ngót tuốt lấy lá và rửa sạch, vò sơ rau.
– Thịt nạc rửa sạch xay nhỏ.
– Hành đập băm nhỏ, phi thơm rồi cho rau ngót vào xào qua.
– Đổ nước vào nồi rau xào đến khi sôi thì cho thịt băm vào khuấy đều.
-Nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp múc canh ra bát nhỏ cho bé.

  • Súp đậu xanh bí đỏ thịt: Món này vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng lại dễ ăn nên rất phù hợp với thời kì tập ăn của bé.

Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn-2

Chuẩn bị:

– Đậu xanh 25g
– Bí đỏ 80g
– Thịt lợn 50g (chọn phần nạc, bạn có thể thay bằng gà, bò đều được)
– Hành tươi
– Nước mắm, dầu ăn
Cách nấu:

– Đậu xanh thì bạn phải ngâm từ tối hôm trước khi nấu. Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch và xắt miếng nhỏ ninh dễ hơn. — — Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
– Cho chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu vào, phi hành thơm rồi cho thịt băm vào đảo đều, nêm nước mắm rồi tắt bếp.
– Cho nước vào 1 nồi khác rồi thả đậu xanh và bí đỏ vào để ninh nhừ. Khi đậu và bí đã mềm dùng muôi tán nhuyễn ra rồi trút thịt băm vào. Khuấy đều và nêm nếm vừa miệng thêm hành tươi cắt nhỏ vào là được.

Ngoài ra, mẹ thể cho bé dùng siro Eunanokid AF – Ăn ngon hoặc, EuNanoKid Syrup để giúp bé ăn uống ngon miệng hơn. Thêm vào đó trong dòng sản phẩm Eunanokid có chứa nhiều nano canxi giúp phát triển chiều cao cho trẻ và các dưỡng chất cần thiết khác như lysine, DHA, vitamin D và kẽm. Đặc biệt, đây là loại syrup rất được các bé rất ưa thích nhờ hương vị ngon ngọt, thơm mát.

Trên đây là những thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn vừa ngon miệng lại vừa bổ dưỡng cho các bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ đỡ vất vả hơn khi cho bé ăn. Chúc các bé hay ăn chóng lớn, thông minh và nghe lời mẹ.

]]>
https://eunanokid.vn/thuc-don-giup-be-3-tuoi-het-bieng-an-3184/feed/ 0