10 lời khuyên giúp mẹ đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn là tình trạng rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng, mệt mỏi. Trẻ em biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ và giải pháp là gì? EUNanoKid đã tìm hiểu và tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo.

đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh là gì?

Chán ăn ở trẻ sơ sinh là một rối loạn ăn uống xảy ra trong giai đoạn đầu sau khi sinh, lên đến một khoảng thời gian có thể là ba năm. Trẻ từ chối bú mẹ hoặc bú rất ít, và từ chối tất cả các loại thức ăn mới mà mẹ giới thiệu trong thời kỳ ăn dặm. Nếu không được điều trị, chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguy hiểm hơn là sự sống còn của trẻ.

đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ -1

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ sơ sinh:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Trẻ biếng ăn do bệnh lý hoặc do dùng thuốc: khi trẻ bị bệnh các loại thuốc kháng sinh bé dùng có thể gây ra loạn khuẩn đường ruột, mất cân bằng vi sinh trong đường ruột, làm chậm quá trình lên men thức ăn. Trẻ mệt mỏi, khó chịu trong người, miệng nhạt, đắng từ đó khiến trẻ không muốn ăn.
  • Trẻ biếng ăn bẩm sinh: Có 1 phần nhỏ trẻ biếng ăn bẩm sinh, ngay từ khi sinh ra trẻ đã không hứng thú với ăn uống, chỉ cần ngủ hoặc chơi cả ngày mà bú rất ít.
  • Biếng ăn sinh lý: Thông thường có nhiều trẻ biếng ăn theo giai đoạn phát triển, trẻ cảm thấy chán ăn trong một khoảng thời gian, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Thường thì biếng ăn sinh lý thường xảy ra trùng với thời điểm trẻ biết lẫy, bò, đi..sau đó thì trẻ sẽ ăn uống lại bình thường. Nếu trẻ biếng ăn hơn 1 tuần thì cha mẹ nên theo dõi tình trạng của con và có những biện pháp khắc phục ngay nếu không trẻ sẽ hình thành thói quen chán ăn về sau.
  • Chế độ ăn không cân đối: Cha mẹ muốn con nhanh lớn nên ép con ăn nhiều, thức ăn của bữa ăn trước chưa kịp tiêu hoá đã bắt trẻ ăn tiếp bữa sau dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá, lại còn khiến con sợ ăn. Bên cạnh đó việc chế biến món ăn nhàm chán lặp đi lặp lại các món ăn mà không có sự sáng tạo, không hấp dẫn cả về mùi vị lẫn hình thức làm trẻ không hứng thú với ăn uống. Không bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khiến việc tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
  • Thiếu vi chất: Cha mẹ không quan tâm đến việc bổ sung các vi chất như kẽm, selen cho trẻ khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, giảm miễn dịch.
  • Trẻ biếng ăn do thay đổi môi trường: Thường diễn ra ở trẻ từ 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, chưa quen môi trường mới, đồ ăn khác với ở nhà, trẻ tự xúc ăn nên vẫn chưa quen dẫn tới ngại ăn, chán ăn.

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Nếu trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong khi ăn hoặc tiêu hoá thức ăn hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng trẻ đang mắc phải và hướng xử lý tốt nhất. Bên cạnh đó cha mẹ nên:

  • Thay đổi lịch cho ăn của bé: Chia nhỏ lượng thức ăn cũng như bữa ăn của trẻ, thay vì 3 bữa nên thành 5-6 bữa để lượng thức ăn trẻ phải ăn mỗi bữa không quá nhiều. Tuy nhiên ở các bữa phụ nên cho trẻ ăn nhẹ và không nên ăn rải rác cả ngày như vậy vào bữa chính trẻ sẽ không ăn được.
  • Để trẻ được đói: Nếu trẻ không muốn ăn hãy để trẻ được đói chứ đừng ép trẻ phải ăn, tới lúc đói trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Không nên kéo dài bữa ăn quá 30 phút vì khi đó thức ăn không còn ngon và trẻ càng cảm thấy chán.
  • Nếu trẻ từ chối bú sữa mẹ, mẹ có thể thay thế bằng sữa công thức hoặc với trẻ lớn hơn là sữa bò.
  • Khuyến khích trẻ vận động để tiêu thụ nhiều năng lượng, vào bữa trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, nhưng mẹ nhớ đừng cho trẻ vận động ngay sau khi ăn.
  • Cho trẻ tự ăn: Hãy để trẻ tự bốc thức ăn, xúc ăn như vậy vừa giúp trẻ tự lập vừa khuyến khích trẻ ăn ngon hơn. Không nên đưa trẻ đi ăn rong hoặc cho trẻ xem tivi, điện thoại khi trẻ không chịu ăn.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là kẽm, selen để tăng căm giác ngon miệng cho trẻ.
  • Đa dạng thực đơn: Mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày cho con, đừng lặp đi lặp lại chỉ một món ăn, một cách chế biến làm trẻ nhanh chán. Hãy thay đổi món ăn liên tục, trang trí bắt mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể nhờ trẻ giúp trong việc nấu ăn như cùng con đi siêu thị để cho trẻ tự chọn đồ ăn trẻ muốn và nhờ con làm bếp như giúp mẹ nhặt rau, rửa hoa quả. Những việc đó sẽ làm con thấy hào hứng và cảm thấy thích thú chờ đợi tới bữa ăn.
  • Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của trẻ để có kế hoạch cân đối, điều chỉnh lượng thức ăn cho mỗi bữa.

đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ-2

  • Cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ trị chứng biếng ăn: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm quảng cáo rằng điều trị được chứng biếng ăn của trẻ nhưng nó có thật sự tốt với con bạn. Sản phẩm EUNanoKid ăn ngon là một sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhiều bà mẹ Việt tin tưởng cho con sử dụng và đạt được kết quả ngoài mong đợi. EUNanoKid ăn ngon giúp bổ sung L-Lysin, vitamin và các khoáng chất thiết yếu như Kẽm gluconat, Yeast Selen làm tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thụ và nâng cao sức đề kháng.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã phần nào giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng biếng ăn ở trẻ và làm thế nào để nó không ảnh hưởng tới con yêu của bạn. Trẻ nhà bạn có biểu hiện chứng biếng ăn không? Bạn có kinh nghiệm nào để chia sẻ với các bà mẹ khác về cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ hay không? Hãy cùng chia sẽ ở phần bình luận nhé.

 

 

Có thể bạn quan tâm: trẻ ăn ngon , trẻ biếng ăn

Ý kiến của bạn