EUNanoKid https://eunanokid.vn Chăm Con Tựa Như Tình Mẹ ! Fri, 19 Apr 2024 03:24:20 +0700 vi hourly 1 Bí quyết bổ sung canxi vào mùa đông cho trẻ https://eunanokid.vn/bo-sung-canxi-cho-tre-2-4740/ https://eunanokid.vn/bo-sung-canxi-cho-tre-2-4740/#respond Mon, 29 Nov 2021 01:55:05 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4740 Cha mẹ nào cũng mong muốn con đủ dưỡng chất để cao lớn, khỏe mạnh, tuy nhiên không phải ai cũng biết mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung Canxi cho trẻ.

1. Tại sao mùa đông nên bổ sung canxi cho trẻ

Trẻ thường thiếu hụt canxi vào mùa đông vì mùa này ít nắng, quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể sụt giảm. Thêm vào đó, nhiều bậc phụ huynh lo lắng, thời tiết lạnh giá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nên hạn chế để con ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Khi phải ra khỏi nhà, trẻ cũng được bao bọc vô cùng kĩ lưỡng, hầu như không có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp Vitamin D. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị thiếu Canxi vào mùa đông, nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta.

Do đó, mùa đông là thời điểm các mẹ nên đặc biệt chú ý đến việc bổ sung Canxi cho trẻ, đảm bảo trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển chiều cao thuận lợi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.

Vai trò của Canxi, vitamin D và MK7

Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương, bởi 99% lượng Canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Cung cấp Canxi hàng ngày nhằm đảm bảo nguồn vật liệu cho tổng hợp tế bào xương mới, rất cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu vitamin D thì cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 10% lượng canxi được cung cấp.

Tuy nhiên, nếu đã có vitamin D thì cơ thể cũng chỉ hấp thu tối đa được 40% canxi vào xương, phần canxi dư thừa còn lại sẽ tồn tại trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc tồn tại trong máu gây xơ vữa mạch máu, vôi hóa mô mềm và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Để lượng canxi bổ sung được hấp thu tối đa vào nơi cần là xương và loại bỏ tác dụng bất lợi, cần có thêm vai trò của MK7 . MK7 (Vitamin K2) là yếu tố cần để kích hoạt protein Osteocalcin từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, giúp “đặt” Canxi vào đúng chỗ cần (là xương) và “kéo” Canxi ra khỏi chỗ nguy hiểm (là thành mạch, các mô mềm).

Như vậy, sự kết hợp không thể tách rời của Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 (MK7) sẽ đảm bảo cho hệ xương tăng trưởng nhanh và bền vững, giúp trẻ luôn cao lớn và khỏe mạnh.

2. Mùa đông nên bổ sung canxi  như thế nào để hấp thu tốt nhất?

Trẻ cần bao nhiêu canxi nguyên tố mỗi ngày?

Lượng Canxi cần hấp thu vào cơ thể trong một ngày thay đổi theo giới tính và độ tuổi.

Những năm đầu đời, trẻ có thể cao 25 cm/ năm đầu tiên, những năm sau khoảng từ 1-9 tuổi trẻ có thể cao 7-8 cm/ năm. Vào giai đoạn dậy thì (bé gái 10 – 13 tuổi, bé trai 13 – 17 tuổi), bé sẽ phát triển nhảy vọt về chiều cao, có thể tăng  8 – 10cm trong 1 năm.

Vì vậy, những năm đầu đời cần bổ sung canxi đều đặn hàng năm, mỗi năm 1-2 đợt cho bé để giúp bé phát triển chiều cao tối đa mỗi năm, và tạo đà thúc đẩy phát triển chiều cao nhảy vọt cho trẻ khi dậy thì. Để bổ sung Canxi cho trẻ vào mùa đông, các mẹ có 2 sự lựa chọn là từ thực phẩm hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN).

Thực phẩm: Để đảm bảo đủ hàm lượng Canxi cho trẻ vào mùa đông, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung Canxi cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm: Sữa và chế phẩm từ sữa; hải sản như tôm, cua, cá; các loại rau dền, bắp cải; trái cây như cam, bưởi, quýt; các loại đậu…. Có thể nhận thấy, thực phẩm chứa Canxi khá đa dạng, tạo điều kiện để trẻ vừa có đủ Canxi cho cơ thể, vừa giúp trẻ ngon miệng.

Thực phẩm chức năng: Bổ sung đúng và đủ Canxi cho trẻ vào mùa đông, TPCN là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Với công thức đã được nghiên cứu và tính toán kĩ lưỡng, đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng Canxi cho trẻ, hạn chế tối đa tình trạng dư thừa Canxi, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, TPCN còn có một số dưỡng chất bổ dưỡng, giúp trẻ vừa phát triển thể chất, vừa phát triển trí tuệ một cách hiệu quả.

Eunanokid AF Cao Lớn – Sản phẩm hỗ trợ bổ sung canxi cho bé hiệu quả

Thành phần canxi được điều chế dưới dạng nano (là dạng siêu nhỏ, tan nhanh, thẩm thấu nhanh) giúp cơ thể hấp thu canxi tối ưu với sự kết hợp hoàn hảo của D3 và Mk7. Đưa canxi đến đúng đích, gắn kết các mô xương, kéo dài hệ xương và giúp hệ xương phát triển.

Bên cạnh đó sản phẩm bổ sung cùng các vi chất như lysine, kẽm và các vitamin. Giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu và tăng cân tốt hơn.

3. Một số lưu ý khi bổ sung Canxi cho trẻ vào mùa đông:

  • Thời điểm để cơ thể trẻ hấp thụ Canxi dễ dàng nhất là vào buổi sáng.
  • Đồ uống có ga, trà, cà phê, đồ uống có cồn đều có thể làm hao hụt hàm lượng Canxi trong cơ thể. Do đó, các mẹ cần chú ý hạn chế đến mức tối đa việc cho trẻ sử dụng các sản phẩm này.
]]>
https://eunanokid.vn/bo-sung-canxi-cho-tre-2-4740/feed/ 0
Vi chất dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ biếng ăn https://eunanokid.vn/vi-chat-dinh-duong-cho-tre-bieng-an-4732/ https://eunanokid.vn/vi-chat-dinh-duong-cho-tre-bieng-an-4732/#respond Tue, 16 Nov 2021 10:38:55 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4732 Biếng ăn là “thủ phạm” gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, ốm vặt,… Để giải quyết bài toán này thì cần giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại và việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng là điều cần thiết. Vậy làm thế nào để bổ sung đúng và đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Tại sao cần bổ sung vi chất cho trẻ biếng ăn

Các vi chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Các acid amin: Lysine, Taurin …
  • Các acid béo: Omega 3.6.9.
  • Vitamin: Nhóm B ( B1,B2,B3,B5,B6,b9,b12), Vitamin C.
  • Chất khoáng: Canxi, Kalo, Photpho, Magie,Sắt,Kẽm,Selen…
  • Chất xơ.

Đây là những vi chất quan trọng đối với sự tăng trưởng phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Khi trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng này đặc biệt là các chất lysine, vitamin B và kẽm sẽ khiến cơ thể trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, chán ăn, lười vận động cũng chính từ đó các chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng bị suy giảm là con đường tấn công của nhiều bệnh tật.

Đối với trẻ nhỏ các vi chất kẽm, lysine, vitamin B ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng biếng ăn.

  • Kẽm là một khoáng chất , là thành phần của hơn 300 loại enzyme, tham gia vào quá trình tổng hợp và phân giải protein và axit nucleic – là những thành phần không thể thiếu của sự sống. Đồng thời, khoáng chất kẽm còn giúp điều hòa vị giác, tăng cảm giác ngon miệng, tăng khả năng hấp thu, làm mạnh hệ thống miễn dịch, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não. Thiếu kẽm sẽ khiến da và các tế bào niêm mạc dễ bị kết dính, sừng hóa khiến cho việc cảm nhận vị giác của trẻ bị suy giảm, trẻ ăn không ngon miệng dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Lysine là một acid amin thiết yếu của cơ thể góp phần duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Thiếu hut lysine có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa.
  • Nhóm các vitamin B cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong tế bào, tạo máu. Thiếu vitamin nhóm B sẽ dẫn đến phù nề, da tay chân nóng, chán ăn, giảm chuyên hóa đường, đạm, chất béo.

Chính vì vậy khi thấy trẻ biếng ăn ngoài việc tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thì việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng là rất cần thiết đặc biệt là các vi chất như kẽm, lysine và vitamin nhóm B

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn như thế nào là đúng?

Bổ sung từ thực phẩm hàng ngày

Thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé chính là nguồn vi chất dinh dưỡng phong phú nhất. Lựa chọn các loại thực phẩm giàu vi chất vào bữa ăn hàng ngày cho bé như :

  • Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu…. tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và kích thích trẻ thèm ăn, giảm chứng biếng ăn cho trẻ
  • Thực phẩm giàu Lysine: trứng, thịt, cá, sữa đậu nành, sữa tươi…. để giúp trẻ khỏe mạnh và không còn tình trạng biếng ăn. Một lưu ý là trong quá trình chế biếng thức ăn, hàm lượng lysine trong thực phẩm rất dễ bị phá hủy vì vậy các bậc phụ huynh cần chế biến đúng cách
  • Nhóm vitamin B có nhiều trong: bánh mì, khoai tây, chuối, đậu lăng, cá ngừ, cá hồi, sữa, loại đậu, các loại hạt, các loại trứng, ngũ cốc, yên mạch, ức gà….

Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ với nhiều loại thức ăn và hoa quả mỗi ngày để đảm bảo được lượng vi chất mà trẻ nhận được. Không chỉ có 3 vi chất dinh dưỡng là lysine, vitamin B và kẽm, trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chát. Thêm vào đó, việc phân chia thức ăn giữa các bữa chính, bữa ăn dặm hợp lý sẽ tạo ra được thói quen ăn uống tốt cho trẻ

Bổ sung vi chất qua đường uống

Ngoài việc thông qua bữa ăn hàng ngày, vi chất dinh dưỡng còn có thể được bổ sung thông qua các sản phẩm bổ sung hỗ trợ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm với thành phần bao gồm lysine, kẽm, vitamin nhóm B… ghi công dụng dành cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần biết chọn lọc sản phẩm nào tốt, an toàn cho bé

Eunanokid Syrup – Siro ăn ngon dành riêng cho trẻ nhỏ

Bổ sung đầy đủ các vi chất: lysine, kẽm và vitamin B ( B1,B6) giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu và cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra Eunanokid syrup còn chứa :

  • Canxi : Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương – chiều cao của bé. Canxi được điều chế dưới dạng nano là dạng siêu nhỏ, tan nhanh và thẩm thấu nhanh
  • Vitamin D3 và Mk7: là chất dẫn truyền hấp thu canxi và đưa canxi đến đúng đích. Từ đó làm giảm nguy cơ còi xương, chậm lớn ở trẻ đang phát triển
  • FOS:Bổ sung chất xơ hòa tan cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng táo bón khi bổ sung canxi cho bé

Chính vì vậy siro Eunanokid Syrup được đông đảo các bà mẹ có trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương tin dùng.

Được bào chế dưới dạng siro vị ngọt thơm , phù hợp an toàn với trẻ nhỏ

Eunanokid syrup – siro ăn ngon dành cho trẻ – sự lựa chọn số 1 của các bà mẹ. Sản phẩm đạt thương hiệu Việt Nam tin dùng năm 2015.

 

]]>
https://eunanokid.vn/vi-chat-dinh-duong-cho-tre-bieng-an-4732/feed/ 0
Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0-2 tuổi https://eunanokid.vn/bang-nhu-cau-dinh-duong-cho-tre-tu-0-2-tuoi-4717/ https://eunanokid.vn/bang-nhu-cau-dinh-duong-cho-tre-tu-0-2-tuoi-4717/#respond Fri, 22 Oct 2021 08:38:31 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4717 Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0-2 tuổi luôn được quan tâm bởi bổ sung đúng đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này chính là tiền để để trẻ phát triển về sau? Chế độ ăn uống cần cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc bé, các mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 2 tuổi dưới đây nhé!

Vai trò của sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi

Sữa mẹ có vai trò quyết định đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi. Vai trò của sữa mẹ không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn là “vắc xin” đầu đời của trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ ngay từ những ngày đầu đời. Việc cho trẻ bú sớm còn giúp co hồi tử cung của mẹ, giúp mẹ giảm mất máu. Với những lợi ích tuyệt vời vừa nên trên, mẹ nên:

  • Cho trẻ bú sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, tránh bệnh vàng da của trẻ.
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Các nguyên tắc để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi

  • Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được nên gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ lượng ít tới nhiều và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới.
  • Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh, người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.
  • Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.
  • Mẹ thường hạn chế sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ. Nhưng dầu mỡ, chất béo lại là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn và giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Do đó, nên thêm dầu vừng, lạc, dầu mè làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, giúp trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
  • Có một số trường hợp mẹ không cho trẻ ăn cái mà chỉ ăn nước hầm. Mẹ cần lưu ý các loại đạm đều nằm ở phần cái của thịt, cá tôm, trứng, hầu như không tiết ra nước hầm.
  • Một số trẻ không thích ăn rau củ. Mẹ nên khuyến khích hoặc tìm cách chế biến rau củ thành những món ăn hấp dẫn, dễ ăn để bổ sung đủ chất xơ cho trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0-2 tuổi

Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng

Lúc này bé vẫn chỉ hành động theo bản năng là cọ quậy mạnh về phía núm vú của mẹ để đòi ăn. Giai đoạn này đường tiêu hóa cảu bé vẫn phát triển và rất yếu nên chưa thể ăn thức ăn đặc. Do đó chỉ nên dùng sữa mẹ ( hoặc sữa ngoài nếu sữa mẹ không đủ) để làm nguồn dinh dưỡng cho trẻ.

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi

Cách bé thể hiện rằng bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm

  • Bé có thể kiểm soát cử động của đầu và cổ, có thể ngồi lên nếu được giúp đỡ.
  • Giả vờ nhai, thích thú thức ăn, đẩy lưỡi qua lại hoặc ngậm muỗng.
  • Có vẻ đói khi bú mẹ từ 8-10 lần hoặc sau khi uống khoảng 1 lít sữa pha trong 1 ngày.
  • Bé tăng cân gấp 2 lần so với lúc mới sinh, mọc răng.

Giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi

Bé sẽ có các dấu hiệu  chuẩn bị ăn dặm như giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Ngoài ra giai đoạn này có thể bé đang chuẩn bị mọc răng để sẵn sàng cho việc nhai thức ăn.

Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

Ngoài những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm cho chế độ mới như giai đoạn trên , trẻ còn có những biểu hiện sau:

  • Bé thích bốc ăn bằng tay
  • Bé bắt đầu chuyển các đồ vật từ tay này, sang tay khác
  • Chuyển động hàm khi nhai và muốn cho mọi thứ vào miệng

Giai đoạn 10-12 tháng tuổi

Các dấu hiệu như khi bé 8-10 tháng và lúc này bé đã nuối thức ăn dễ dàng hơn, mọc răng và dần phát triển đủ bộ hàm nhai, bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi nữa.

Các mẹ nên lưu ý sau khi cho bé thử một khẩu phần ăn mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết bé có thích hợp hoặc cơ thể bé có bị dị ứng với món đó không

Giai đoạn 12 -24 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã quen với việc ăn dặm, làm quen với nhiều thức ăn

Đối với từng giai đoạn phát triển của bé, bạn có thể sử dụng bảng dinh dưỡng để đưa ra khẩu phần ăn phù hợp cho bé. Số liệu sử dụng trong bảng nhu cầu dinh dưỡng cho bé chỉ mang tính tương đối, vì thực tế còn phải dựa vào thể trạng của từng bé để có lượng thức ăn chính xác. Nên các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với các số lượng cơ bản nhé

Bên cạnh đó, khi bé ăn dặm bạn có thể linh hoạt chứ không cần phải tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc.

Một số đồ ăn như trứng, cá và đậu phồng thì các mẹ nên chờ trẻ được 1, thậm chí 3 tuổi rồi mới cho thử. Bởi vì đây là những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, mặc dù chưa thể kết luận việc trì hoãn này có thể giảm khả năng bé bị dị ứng hay không nhưng vì điều này đã được nhiều bác sĩ khuyến cáo nên các phụ huynh cân nhắc.

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng Eunanokid Syrup

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ cần nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ là đủ.Còn với trẻ trên 6 tháng, ngoài chế độ dinh dưỡng từ khẩu phần ăn có thể bổ sung dinh dưỡng qua đường uống. Sản phẩm Eunanokid Syrup – là sản phẩm điển hình cho bé, có vị thơm ,ngọt dịu dễ uống ,vừa cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho trẻ như canxi nano, vitamin D,lysine, kẽm và các vitamin giúp tăng cường khả năng hấp thu cũng như sức đề kháng của trẻ giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng.

]]>
https://eunanokid.vn/bang-nhu-cau-dinh-duong-cho-tre-tu-0-2-tuoi-4717/feed/ 0
Công dụng của yến sào với trẻ suy dinh dưỡng https://eunanokid.vn/cong-dung-yen-sao-tre-suy-dinh-duong-4695/ https://eunanokid.vn/cong-dung-yen-sao-tre-suy-dinh-duong-4695/#respond Fri, 01 Oct 2021 07:42:36 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4695 Yến sào là một giải pháp rất hiệu quả cho các mẹ đang có bé bị suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng khi ăn tổ yến sào, ngoài bổ sung thêm protein, canxi, các acid amin thiết yếu còn bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng và đa vi lượng quý có tác dụng tăng dịch vị, kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng qua màng ruột, giúp trè cân bằng các rối loạn dưỡng chất.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

tre-suy-dinh-duong

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe phổ biến và tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Có nhiều lý do khác có thể xảy ra như:

  • Trong sinh hoạt thường ngày, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi).
  • Thức ăn không hợp khẩu vị hợp hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.
  • Do trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) phải sử dụng thuốc có hiệu quả diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn.
  • Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng

tre-suy-dinh-duong

Suy dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển

Trẻ em suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng quan tâm nhất là việc trẻ bị phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần. Suy dinh dưỡng khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển.

  • Thứ nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.
  • Thứ hai là giảm phát triển trí não, chậm chạp, giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành.

Vì những hậu quả khôn lường của Suy dinh dưỡng ở trẻ mà mẹ cần cải thiện cho bé ngay nhé. Bổ sung yến sào là giải pháp rất hiệu quả cho các mẹ đang có bé bị suy dinh dưỡng

Yến sào có công dụng gì đối với trẻ em suy dinh dưỡng – thấp còi

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tổ yến sào rất tốt cho trẻ em vì:

  • Tổ yến sào là nguồn bổ sung protein dồi dào cho bé, lại chứa đường galactose mà rất ít chất béo nên là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho trẻ.
  • Canxi và sắt trong tổ yến sào là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu, chúng hỗ trợ bé phát triển xương và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Các acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý trong tổ yến sào có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Nguyên tố hiếm như Cr có trong tổ yến sào dù hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột ở trẻ.
  • Các nguyên tố vi lượng trong tổ yến sào như Mn, Cu, Fe, Br… rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
cong-dung-cua-yen-sao

Công dụng của yến sào đối với trẻ em

Ngoài ra, tổ yến còn mang lại những công dụng tuyệt vời đối với trẻ nhỏ như sau:

Kích thích hệ tiêu hóa, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ

Theo nghiên cứu mới nhất, Tổ yến giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ở tình trạng tốt nhất.

Các nguyên tố vi lượng chứa Ca, Fe là khoáng chất cần thiết cơ thể bé thường xuyên bị thiếu dẫn đến còi xương, thiếu máu. Đặc biệt hơn vi chất Cr qúy giá giúp kích thích tăng tiêu hóa và hấp thụ qua màng ruột.

Đây là nguồn thực phẩm cao đạm, ít béo mà còn tốt cho sự phát triển của xương, giúp tăng cường miễn dịch nhờ bản thân tổ yến chứa nhiều sắt. Chất đường Galactose không béo nên là nguồn năng lược cực tốt, ăn nhiều cũng không lo béo.

Tổ yến giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Với những trẻ biếng ăn, còi xương nguồn vitamin C, A, nhóm B ( B1 và B12 ) có trong tổ yến sào giúp tăng cường sức đề kháng trẻ chống lại bệnh tật, chấm dứt hẳn tình trạng ốm vặt, cảm cúm hoặc nhức đầu…

Tổ yến kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc

Thông qua việc kích thích hệ tiêu hóa, tổ yến sào còn giúp kích thích cảm giác ăn ngon, tăng sức khỏe, tăng khả năng lưu thông máu, từ đó trẻ ăn ngon, ngủ ngon giấc, không quấy đêm.

Mà theo như bạn biết, ở tuổi của trẻ, giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chiều cao cũng như trí tuệ, các hormon kích thích sinh trưởng chỉ tiết ra trong giấc ngủ của trẻ, chính bởi vậy, trẻ biếng ăn và chậm lớn thường quấy đêm.

Tổ yến giúp thể lực của bé phát triển tốt, năng động hơn trong các hoạt động vui chơi

Trong Tổ yến có thành phần giúp kháng khuẩn hiệu quả, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm, sức khỏe tốt của bé sẽ chặn đứng mọi loại bệnh tật, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ tấn công trẻ trong thời điểm nhạy cảm như giao mùa, đất cát khi trẻ nghịch.

————————————————————————————-

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe EUNANOKID YẾN SÀO – sản phẩm chuyên biệt cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi – tiện lợi – an toàn và hiệu quả cao

eunanokid-yen-sao

Eunanokid Yến Sào BỔ SUNG CHIẾT XUẤT YẾN SÀO,CHIẾT XUẤT NGÂN NHĨ và nhiều khoáng chất thiết yếu như: Lysine, Dienzym, cao men bia, kẽm gluconat cùng các vitamin (B1,B5,B6)

GIÚP CHO CƠ THỂ BÉ

  • Ăn ngon miệng
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe
  • Bồi bổ cơ thể
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI MỚI

  • Dạng thạch gói ăn trực tiếp
  • Tiện lợi, gọn nhẹ khi cầm theo đi học, đi chơi
  • Mùi vị thơm ngon, giòn ngọt

SẢN PHẨM DÀNH CHO

  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu, gầy yếu, suy dinh dưỡng
  • Trẻ hay bị ốm khi thay đổi thời tiết do sức đề kháng kém
  • Người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
  • Người mới ốm dậy cần nâng cao sức khỏe

☛ Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: Eunanokid Yến Sào.

Hotline: 0365.365.168

Fanpage: https://www.facebook.com/Eunanokid.vn

]]>
https://eunanokid.vn/cong-dung-yen-sao-tre-suy-dinh-duong-4695/feed/ 0
10+ thực phẩm giàu sắt bổ sung cho trẻ mà mẹ cần biết! https://eunanokid.vn/10-thuc-pham-giau-sat-cho-tre-4681/ https://eunanokid.vn/10-thuc-pham-giau-sat-cho-tre-4681/#respond Fri, 24 Sep 2021 06:44:09 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4681 Sắt đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có nguy cơ dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, tình trạng thiếu sắt còn gây cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ, đồng thời có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần như mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung, biến dạng cơ thể…

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là do cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm: Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ – những điều mẹ cần biết

Vậy trẻ thiếu máu nên ăn gì để nhanh bổ sung sắt cho trẻ

10 thực phẩm bổ sung sắt cho bé thiếu máu nên ăn

1. Gan động vật

Bổ sung gan động vật cho bé

Bổ sung gan động vật cho bé

Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao nên đặc biệt phù hợp với trẻ bị thiếu máu thiếu sắt. Trong 100g gan lợn cung cấp 12 mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10 mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5 mg sắt.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi chế biến cho bé các món ăn từ gan động vật. Khi nấu cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng để loại bỏ các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần được nấu chín hẳn rồi mới cho bé ăn.

2. Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, heo, cừu… là nguồn thực phẩm bổ sung chất sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện huyết sắc tố cho cơ thể. Trong đó, thịt bò nạc chính là nguồn chất sắt dồi dào và phổ biến nhất. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1 mg sắt, tương đương 21% lượng sắt cần thiết trong ngày. Ngoài ra, thịt bò chứa sắt heme, loại sắt được cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Bổ sung vào chế độ ăn các loại thịt đỏ, điển hình là thịt bò

Bổ sung vào chế độ ăn các loại thịt đỏ, điển hình là thịt bò

Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ vì chúng có hàm lượng cholesterol cao, dễ gây ra các bệnh béo phì, tim mạch…

3. Hải sản

Hải sản được xếp vào danh sách các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bé, chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả. Điển hình, 100g cua đồng có tới 4,7 mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8 mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6 mg sắt… Bạn nên cho bé ăn các loại hải sản để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường lượng máu cho cơ thể.

Bổ sung các loại hải sản

Bổ sung các loại hải sản

Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, có chức năng tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra tình trạng thiếu máu khá nghiêm trọng. Cần lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản vì đây là loại thực phẩm dễ gây dị ứng và có hàm lượng kim loại nặng khá cao.

4. Thịt gà

Thịt gà cũng là lựa chọn tuyệt vời

Thịt gà cũng là lựa chọn tuyệt vời

Thịt gà là thịt trắng, tuy không chứa nhiều chất sắt như các loại thịt đỏ nhưng đây vẫn là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng để bổ sung sắt cho bé. Ức gà là bộ phận chứa nhiều chất sắt nhất so với các thành phần khác của thịt gà. Khoảng 100g ức gà cung cấp 0,7 mg sắt. Các bộ phận như tủy, xương và gan gà cũng giúp tăng cường hemoglobin cho cơ thể.

5. Rau xanh

Rau xanh luôn là lựa chọn lý tưởng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé. Rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh… là những loại rau chứa nhiều sắt nhất.

Bổ sung nhiều rau xanh đậm

Bổ sung nhiều rau xanh đậm

Không những thế, chúng còn chứa nhiều vitamin giúp tăng cường sức khỏe cho bé. Việc ăn rau xanh thường xuyên không những giúp bổ sung chất sắt mà còn có thể giúp bé phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, béo phì…

6. Trái cây

Dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận… có thể được kể đến là những loại trái cây giúp hỗ trợ bổ sung sắt cho trẻ.

Dưa hấu là loại quả thơm ngon, dễ ăn, giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Ngoài khả năng bổ sung sắt cho bé, dưa hấu còn giúp lợi tiểu, chữa trị bệnh viêm thận và bệnh huyết áp cao.

Hoa quả là một trong những thực phẩm bổ máu

Hoa quả là một trong những thực phẩm bổ máu

Dâu tây và quả mâm xôi là hai loại trái cây có hàm lượng sắt cao, đủ để cung cấp lượng máu còn thiếu trong cơ thể bé. Hơn nữa, dâu tây và mâm xôi còn giàu chất chống oxy hóa, có vai trò củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý bổ sung cho trẻ những loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, ổi, kiwi,…vitamin C có khả năng tăng cường hấp thụ chất sắt của cơ thể.

7. Các loại đậu, hạt

Hạt và đậu có công dụng tuyệt vời trong việc bổ sung máu cho cơ thể do có chứa hàm lượng chất sắt dồi dào. Các loại thực phẩm này có rất nhiều cách để chế biến, bạn có thể lựa chọn các loại hạt khô cho bé ăn vặt.

Bổ sung chi trẻ ăn một số loại hạt

Bổ sung chi trẻ ăn một số loại hạt

Điển hình, đậu xanh và đậu nành đã được chứng minh là các thực phẩm bổ máu tuyệt vời để tăng mức độ huyết sắc tố cùng với folate và vitamin C. Cứ 100g đậu nành hoặc đậu xanh có 15,7 mg sắt.

Một số loại hạt có chứa sắt như: hạt bí ngô, hạt điều, hạt thông, hạt hướng dương, hạnh nhân…

8. Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám là lựa chọn lành mạnh cho người thiếu sắt. Những loại ngũ cốc nguyên hạt này nên được thêm vào chế độ ăn hàng tuần của bạn để tăng mức độ huyết sắc tố vì chúng có hàm lượng sắt cao. Mỗi 100g lúa mạch, diêm mạch hoặc bột yến mạch có 2,5mg sắt.

9. Trứng

Trứng được xem là một loại thực phẩm siêu dinh dưỡng vì chúng có chứa tất cả các dưỡng chất mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Mỗi 100g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt nên loại thực phẩm này có thể giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu ở trẻ, giúp bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể.

Trứng gà là một thực phẩm không thể bỏ qua

Trứng gà là một thực phẩm không thể bỏ qua

Đa số các bé đều thích ăn trứng nên mẹ có thể dễ dàng đưa loại thực phẩm này vào thực đơn của bé. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá 4 quả/tuần.

10. Chocolate đen

Nếu bé nhà bạn yêu thích chocolate, bạn hãy chọn chocolate đen thay cho chocolate sữa. Ngoài hương vị thơm ngon, ít đường, chất béo… thì chocolate đen còn giúp bé tăng lượng sắt trong cơ thể. Cứ 100gr chocolate chứa 17mg sắt, nhiều hơn 83% lượng sắt cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.

Cho trẻ ăn socola đen

Cho trẻ ăn socola đen

Ngoài ra, chocolate còn là một loại thực phẩm giúp hồi phục máu nhanh vì nó chứa chất xơ, sắt, kali, kẽm và selen, magie… mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tóm lại, qua bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp những câu hỏi “trẻ thiếu máu nên ăn gì?”, “ăn gì bổ sung sắt?”. Qua đó, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm trên vào thực đơn hàng ngày, để cân bằng dinh dưỡng, cũng như cải thiện tình trạng thiếu máu của trẻ nhé.

Ngoài những thực phẩm bổ sung giàu sắt. Mẹ tham khảo thêm sản phẩm bổ máu cho bé. Eunanokid Bổ Máu : Bổ sung sắt (III) và acid folic, hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp giảm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt

Xem chi tiết sản phẩm tại: Eunanokids Bổ máu

]]>
https://eunanokid.vn/10-thuc-pham-giau-sat-cho-tre-4681/feed/ 0
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ – Những điều mẹ cần biết https://eunanokid.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-4596/ https://eunanokid.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-4596/#respond Wed, 04 Aug 2021 05:42:09 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4596 Sắt là khoáng chất quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nằm trong nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng – một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng này khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng học tập. Vì vậy mẹ cần nắm được các dấu hiệu thiếu sắt thiếu máu để có phương pháp bổ sung sắt đúng và đủ.

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt ở trẻ, là tình trạng lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt, không tổng hợp được hemoglobin (chất vận chuyển oxy trong cơ thể đến các tế bào) và myoglobin (chất dự trữ oxy trong cơ thể) dẫn đến hồng huyết cầu không đủ để vận chuyển oxy trong máu đến các cơ quan. Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là vấn đề thường gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nghiêm trọng nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2008, có gần 30% trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mắc bệnh thiếu máu do chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm giảm hoạt động thể chất và tinh thần, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương các cơ quan khác của cơ thể trẻ như: chậm lành vết thương, giảm khả năng chịu lạnh, mệt mỏi, thờ ơ, kém tập trung… thiếu sắt lâu ngày làm ảnh hưởng đến chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ được coi là thiếu máu khi:

  • Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 110g/l ở trẻ 2 tuổi đến 6 tuổi;
  • Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 115g/l ở trẻ từ 6-12 tuổi.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt ở trẻ

Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vì cơ thể không đủ chất sắt trong hệ thống tuần hoàn để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Từ đó dẫn đến các triệu chứng thường gặp như:

  • Da trẻ nhợt nhạt, xanh xao
  • Trẻ thường có biểu mệt mỏi, học hành kém
  • Sờ vào bàn tay, bàn chân trẻ có cảm giác lạnh
  • Trẻ thường xuyên cáu gắt, quấy khóc
  • Trẻ chậm tăng trưởng và phát triển (chậm tăng cân, chiều cao)
  • Trẻ ăn uống kém, kém hấp thu
  • Trẻ đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Nhịp tim trẻ đập nhanh, thở khó, thở gấp, dễ ngất xỉu
  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa do suy giảm hệ miễn dịch. Trong một số trường hợp đặc biệt hiếm gặp, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể phát triển thành bệnh pica – một loại bệnh nguy hiểm khiến trẻ thèm uống  nước đá, ăn những loại không phải thức ăn như vụn sơn, bụi bẩn…

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

  • Mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn mang thai, không có đủ lượng sắt dự trữ do đó trẻ sinh ra không được cung cấp đủ sắt nếu bú mẹ hoàn toàn.
  • Trẻ sinh non, không dự trữ đủ lượng sắt để dùng trong giai đoạn đầu sau sinh.
  • Chế độ ăn thiếu sắt: Bữa ăn hàng ngày của trẻ thiếu thực phẩm giàu sắt
  • Trẻ hấp thu sắt kém: Trường hợp này do trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, thiểu toan dạ dày, niêm mạc ruột non của trẻ bị tổn thương, trẻ ăn uống những loại thực phẩm gây cản trở hấp thu sắt như uống nhiều nước ngọt có ga, thức ăn được chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ… Chế độ ăn ít rau xanh trái cây thiếu vitamin C làm giảm hấp thu sắt.
  • Trẻ bị mất sắt mạn tính: Trẻ mắc các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa (giun móc, giun tóc…), polyp đại tràng. Bé gái ở tuổi dậy thì thường bị mất sắt cao hơn do có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Làm gì để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ

Phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em ngay từ đầu có thể giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần, theo đó, bố mẹ nên:

Với trẻ còn trong bụng mẹ: cần bổ sung sắt đầy đủ cho mẹ bầu để trẻ có thể hấp thu và dự trữ đầy đủ lượng sắt cần thiết trước khi được sinh ra.

Với trẻ đang bú mẹ: Cho trẻ bú mẹ đầy đủ và bổ sung thêm sắt bằng các sản phẩm hỗ trợ nếu cần thiết

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó vẫn cho trẻ bú nhưng bổ sung thêm ăn dặm.
  • Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ bú cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt thay thế.
  • Cần lưu ý sữa bò không phải loại thực phẩm giàu sắt.

Hình ảnh 23

Với những trẻ đã biết ăn dặm : Bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng. Không nên sử dụng chỉ 1 nhóm thực phẩm bổ sung sắt. Nên thay đổi các nhóm thực phẩm giàu sắt luân phiên

Nguồn bổ sung sắt từ tự nhiên thường là các loại thực phẩm có màu đỏ hoặc xanh thẫm như:

  • Hải sản: Hải sản được biết đến là nguồn thực phẩm giàu heme – iron một loại sắt được cơ thể hấp thu dễ dàng. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn chứa nhiều canxi, phốt pho, kẽm,… các kháng chất tốt cho xương khớp. Vì vậy, người bị thiếu máu nên bổ sung các loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai,… vào thực đơn của mình. Điển hình là hàu
  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ đều chứa nhiều sắt và giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, vitamin B, đồng, selen, choline,… Trong đó, thịt bò là loại thịt đỏ có thể cung cấp cho cơ thể 15% sắt mỗi ngày, đặc biệt phải kể đến là gan bò có hơn 600% nhu cầu sắt/ngày. Người bị bệnh thiếu máu có thể chế biến loại thịt này thành nhiều món ăn ngon.
  • Các loại rau xanh: Bên cạnh thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật thì người bị bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại rau, hạt dưới đây để tăng lượng sắt trong máu:
  • Hạt thông, hạt mè, hạt điều, hạt bí đỏ, hạnh nhân, óc chó,…
  • Các loại rau có màu xanh đậu như: rau ngót, súp lơ xanh, cải xoong,… Đặc biệt, rau chân vịt là loại rau có thể cung cấp 10% lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong ngày. Lưu ý: người mắc các bệnh liên quan đến thận thì nên hạn chế ăn loại rau này, bởi chúng chứa rất nhiều acid oxalic.
  • Các loại đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan,…
  • Người bị bệnh thiếu máu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dâu tây, cà chua,… Bởi vì loại vitamin này không chỉ có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách dễ dàng.

Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt khi nào???

Thường được dùng cho những trẻ sinh non hoặc thiếu cân. Trẻ có chế độ dinh dưỡng cung cấp không đủ lượng sắt theo nhu cầu.

Tham khảo ngay: TPBVSK EUNANOKID BỔ MÁU – Ngăn ngừa và điều trị thiếu sắt ở trẻ

  • Sắt được bào chế dưới dạng sắt (III) không gây nóng trong, táo bón , …
  • Sắt uống khả năng hấp thu tối ưu
  • Sắt kết hợp với Acid folic hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp giảm tình trạng thiếu sắt
  • Vitamin B1, B6 Giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu
  • Với thiết kế siro chia túi nhỏ vô cùng tiện lợi và mùi vị thơm ngon dễ uống cho trẻ

Bên cạnh đó thường xuyên tẩy giun cho trẻ và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa… để vừa không làm ảnh hưởng quá trình hấp thu sắt vừa không làm thất thoát lượng sắt đã hấp thu.

Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm dấu hiệu thiếu máu ở trẻ để điều trị kịp thời

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì vậy cha mẹ nên chủ động phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt từ thời kỳ mang thai cho đến sau khi sinh. Nguồn bổ sung sắt từ tự nhiên. Các trường hợp thiếu hụt hoặc không thể bổ sung bằng đường ăn thì bổ sung bằng đường uống chế phẩm hỗ trợ.

]]>
https://eunanokid.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-4596/feed/ 0
Vai trò của kẽm và khi nào cần bổ sung kẽm https://eunanokid.vn/vai-tro-kem-va-khi-nao-can-bo-sung-4579/ https://eunanokid.vn/vai-tro-kem-va-khi-nao-can-bo-sung-4579/#respond Thu, 29 Jul 2021 02:50:05 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4579 Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ vai trò của kẽm và bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ.

Vai trò của kẽm

Kẽm giúp làm tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có mặt ở cấu trúc của tế bào, ở 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý do thiếu kẽm. Cụ thể:

  • Ở não:  kẽm có nồng độ cao trong não, đặc biệt ở vùng hippocampus, vỏ não, bó sợi rêu… thiếu kẽm có thể dẫn tới các rối loạn thần kinh, góp phần tạo nên bệnh tâm thần phân liệt. Kẽm điều hòa tự nhiên chất chuyển vận thần kinh adrenergic, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính. Kẽm giúp vận chuyển calci vào não, thiếu kẽm sự vận chuyển ấy bị trở ngại, dễ sinh ra cáu gắt. Song song, kẽm còn góp phần điều hòa các chức năng hệ nội tiết (tuyến yên, sinh dục, thượng thận, giáp trạng…). Nhờ kết hợp giữa  thần kinh và nội tiết, cơ thể có khả năng điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh. Thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi.
  • Da, tóc,móng: Kẽm phân bổ vào da, tóc, móng giúp chúng phát triển. Thiếu kẽm tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, khi gãy chậm mọc lại, có những bớt trắng, da bị khô, xạm.
  • Vị giác: Thiếu kẽm sự nhạy cảm của vị giác bị giảm hoặc mất hẳn, ăn thức ăn có vị ngọt mà cảm thấy đắng, ăn không ngon, chán ăn. Thiếu kẽm sẽ bị viêm lưỡi bản đồ, biếng ăn, viêm niêm mạc miệng…
  • Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormon tăng trưởng, insulin, thymulin… cùng với vitamin A, E, B6… làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống các bệnh nhiễm khuẩn.

Nhu cầu kẽm của cơ thể

Như nói ở trên, kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau.

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Phụ nữ có thai: 15 – 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

Sự hấp thu kẽm

Kẽm có trong nhiều loại thức ăn (hàm lượng tính bằng mg có trong 100 gam thực phẩm) như hàu (70), gan (7,8), sò (5,3), thịt đỏ (4,3), trứng (1,5), ngũ cốc thô, các loại đậu (5), ngũ cốc qua sơ chế (1-2,5), các loại rau, củ, trái cây (<1).

Các dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu kẽm

Dấu hiệu lâm sàng: Khi trẻ thiếu kẽm sẽ có các biểu hiện phản ánh như biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít..; trẻ chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…; trẻ gặp phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, các vết bỏng, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông…

Các dấu hiệu lâm sàng trên, gợi ý kiểm tra xét nghiêm hàm lượng kẽm trong máu. Khi thực hiện các xét nghiệm kẽm huyết thanh, chỉ số xét nghiệm này sẽ được các bác sĩ cho biết trẻ có đang trong tình trạng thiếu kẽm hay không.

Bổ sung kẽm bằng cách nào?

Giải pháp phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ cần được thực hiện để tránh tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bằng cách:

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng
  • Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm
  • Tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả, cách chế biến như nảy mầm giá đỗ, lên men dưa chua làm tăng cường hàm lượng vitamin C, giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá…
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm…) trong bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú. Bổ sung các thuốc chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm); uống sau ăn 30 phút; thời gian bổ sung là 2-3 tháng theo chỉ định của bác sĩ
  • Chữa các bệnh gây thiếu kẽm ở trẻ trước khi bổ sung như bệnh rối loạn tiêu hóa
  • Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm
  • Nên dùng cả sắt và kẽm, dùng kẽm trước, sắt sau vì sắt cản trở sự hấp thụ kẽm
  • Tránh bổ sung dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch
  • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Bổ sung kẽm qua đường uống cho trẻ

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Eunanokid ZinC

  • Giúp tăng cường, cải thiện hệ thống miễn dịch, làm lành vết thương nhanh chóng, duy trì vị giác, khứu giác.
  • Cải thiện rõ rệt về cân nặng và chiều cao .
  • Tăng sức đề kháng và thể lực giúp trẻ chống lại bệnh tật.
  • Là thành phần cấu tạo và điều hoà hoạt động của trên 300 enzyme khác nhau trong cơ thể.
  • Cần thiết cho sự phát triển và thực hiện các chức năng của hệ miễn dịch.
  • Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy, táo bón.

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ em biếng ăn, rối loạn giấc ngủ.
  • Trẻ em hay mắc bệnh nhiễm trùng dường hô hấp và tiêu hóa.
  • Tóc bị rụng, khô, cứng, xơ xác.
  • Trên móng tay có vệt trắng, móng tay dòn dễ gãy
  • Đặc điểm: Kẽm Eunanokid thiết kế dạng gói chia liều sẵn, tiện lợi khi sử dụng và cho bé mang đi học, mùi vị thơm ngon, dễ uống

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Eupharma

Hotline tư vấn: 0365.365.168

]]>
https://eunanokid.vn/vai-tro-kem-va-khi-nao-can-bo-sung-4579/feed/ 0
Mách mẹ bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ mùa dịch Covid -19 https://eunanokid.vn/tang-suc-de-khang-cho-tre-covid-19-4569/ https://eunanokid.vn/tang-suc-de-khang-cho-tre-covid-19-4569/#respond Wed, 28 Jul 2021 17:00:32 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4569 Giữa bối cảnh đại dịch COVID – 19 đang phức tạp thì sức khỏe đang là mối quan tâm hàng đầu , đặc biệt là với trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Vì vậy cần làm gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch là điều đang được hàng triệu bà mẹ đang quan tâm. Cùng chuyên gia của Eunanokid tìm hiểu 1 số bí quyết mẹ nhé!

Tăng sức đề kháng là gì?

Tăng sức đề kháng  của cơ thể là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng….

Sức đề kháng của trẻ: Hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa… là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt

Vì vậy, ba mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý và lối sinh hoạt lành mạnh

Tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Trẻ khi còn ở trong bụng mẹ đã có một sức đề kháng nhất định giúp chống lại các tác nhân bất lợi. Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện nên khi trẻ mới sinh ra, phải tiếp xúc với một môi trường sống mới nên rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa… Điều này sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu đạm hoặc các vi chất như vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm… việc sản xuất kháng thể, các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng sẽ bị suy yếu. Cơ thể vì thế bị giảm sức đề kháng.

Biểu hiện của việc suy giảm sức đề kháng, chính là dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy… thường xuyên và kéo dài.

Chính vì vậy mà việc tăng sức đề kháng cho bé là một việc làm thiết yếu để tạo điều kiện cho bé có thể thuận lợi phát triển một cách tốt nhất, hạn chế mắc bệnh tối đa.

Chế độ dinh dưỡng để tăng đề kháng cho trẻ

Trong mọi hoàn cảnh, mọi người nên và cần thiết chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, ngủ đủ giấc, lối sống vệ sinh, chủng ngừa phòng bệnh, dùng thuốc hỗ trợ khi cần… chính là những ghi nhớ để tăng miễn dịch.

Đối với các bé sơ sinh: 

  • Cho bé bú thật nhiều sữa mẹ vì trong sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé có thể tránh được nhiều loại bệnh
  • Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh……..Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng nếu có thể để giúp  tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Đối với các trẻ lớn:

Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cần lưu ý vai trò đặc biệt của protein ( chất đạm) ; các vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B; các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, magie và probiotics.

Đạm

Đối với hệ miễn dịch, đạm là thành phần chính của các kháng thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Tăng cường các thực phẩm giàu protein thịt, cá, trứng, sữa. Đặc biệt trong cá còn có axit béo không no omega-3, có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch.

Vitamin A

Giúp trẻ tăng trưởng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh về mắt. Lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A như sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), rau có màu xanh thẫm, các loại quả màu vàng, đỏ; lòng đỏ trứng, gan…

Vitamin D

Vitamin D có chức năng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của con người. Vitamin D có nhiều nguồn từ thực phẩm, thuốc hoặc tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên cần tùy thuộc thời tiết, cường độ nắng để tắm nắng phù hợp cho trẻ, nên tắm nắng trước 8h sáng và sau 4 giờ chiều. Với trẻ dưới 1 tuổi, WHO khuyến nghị dùng liều dự phòng 400 IU/ngày để bổ sung vitamin D cho trẻ là an toàn nhất, từ 1 tuổi trở lên nhu cầu khuyến nghị vitamin D là 600 IU/ngày. Ngoài ra, nguồn thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến: Dầu cá, cá hồi, nấm, trứng, sữa và các chế phẩm sữa có bổ sung vitamin D.

Vitamin C

Là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Vì vậy, cung cấp đủ vitamin C hàng ngày là rất cần thiết. Vitamin C có nhiều trong trái cây tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt  chuông, rau ngót, rau cải,…

Vitamin E

Là một chất chống oxy hóa, cần thiết đối với hệ miễn dịch, đặc biệt đối với chức năng của tế bào lympho T. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, rau bina, cải xoăn.

Kẽm

Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Thiếu kẽm trẻ dễ bị nhiễm trùng, biếng ăn, chậm phát triển chiều cao. Cần lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn của trẻ như: Các loại hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, các loại rau mầm…

Sắt

Là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo máu, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Lựa chọn các thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn của trẻ: Thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ, rau có màu xanh thẫm.

Probiotics

Là những vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch thông qua việc điều chỉnh các tế bào miễn dịch trong niêm mạc và tế bào biểu mô của ruột. Probiotic có trong các thực phẩm lên men như sữa chua, sữa chua uống, rau quả muối chua, tương đậu nành… hoặc có trong các thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, nên bổ sung prebiotics là chất xơ hòa tan có trong rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt: Chuối, yến mạch, hành tây, các loại đậu, táo…

Ngoài chế độ dinh dưỡng mẹ cần chú ý 1 số lưu ý sau

Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch: góp phần giúp tăng sức đề kháng cho bé

Giữ môi trường sạch sẽ tăng sức đề kháng cho bé

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ
  • Thông thoáng và sạch sẽ, mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió trong lành và nắng ấm cho bé.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ bé bị nhiễm khói thuốc lá sẽ gây hại đến sức đề kháng cho bé.

Ngoài ra, các bạn nên dạy cho bé tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể để giúp tăng sức đề kháng cho bé

Cho bé đạp xe, bơi lội, đá bóng… sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, năng động, hòa động và nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả.

Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc

Vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và còn khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Trong tình hình dịch viêm đường hô hấp do virus Corona chủng mới đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc bảo vệ trẻ từ bên ngoài như đeo khẩu trang, hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người, thường xuyên rửa tay… ba mẹ cũng cần lưu ý tăng sức đề kháng cho trẻ từ bên trong qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lí và lối sống lạnh mạnh

Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ: Eunanokid Tăng Sức Đề Kháng

  • Tăng cường hệ miễn dịch trực tiếp giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể bé
  • Phòng ngừa và giảm tần suất mắc các bệnh do vi khuẩn, virus, trong đó có virus Corona
  • Hỗ trợ trong các trường hợp hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể mệt mỏi như bé vừa ốm dậy, thay đổi thời tiết….
  • Phục hồi nhanh chóng sức khỏe cho bé trong và sau khi bệnh
  • Tăng bộ nhớ miễn dịch, hạn chế các tác dụng phụ, các phản ứng sau tiêm vacxin như sốt, mệt….
  • Hương vị thơm ngon, dễ uống
  • Dạng gói siro chia liều sẵn tiện dụng cho bé mang theo đi bất cứ đâu

]]>
https://eunanokid.vn/tang-suc-de-khang-cho-tre-covid-19-4569/feed/ 0
10+ cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ngon hơn https://eunanokid.vn/10-mon-chao-dinh-duong-tre-an-dam-4548/ https://eunanokid.vn/10-mon-chao-dinh-duong-tre-an-dam-4548/#respond Sat, 10 Jul 2021 02:20:51 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4548 Ăn dặm có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ, vì ở giai đoạn này cơ thể bé rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu như không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ăn dặm còn giúp trẻ hình thành được thói quen ăn uống sau này.

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi, đây là thời điểm trẻ bắt đầu phát triển vượt trội hơn. Vì vậy mà mẹ cần bổ sung kết hợp giữa sữa mẹ và thức ăn ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ trong giai đoạn này.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi đồng nghĩa với việc các vi chất, vi lượng trong sữa mẹ cũng giảm dần như sắt, canxi, kẽm trong khi đó nhu cầu sắt, canxi, kẽm trong giai đoạn này của bé lại tăng cao. Nếu chỉ cho trẻ bú mẹ trẻ sẽ thiếu chất trầm trọng và có thể  khiến cho trẻ rơi vào tình trạng thiếu máu hay còi xương.

Công thức nấu cháo ăn dặm cho bé đầy đủ cân bằng dinh dưỡng

Lựa chọn khẩu phần ăn hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy cân nặng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ nên biết các món cháo ăn dặm cho bé ở giai đoạn này sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé bên cạnh sữa mẹ. Vì vậy, trong các món cháo cho bé mẹ cần phân bổ các nhóm dinh dưỡng phù hợp để trẻ nhận được đầy đủ chất, tạo điều kiện cho bé có thể hấp thụ tối đa.

Cac món ăn dặm

Một bát cháo ăn dặm của bé 6 tháng tuổi trở đi cần cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm cần thiết, đó là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, trong đó:

  • Chất bột đường: Từ bột gạo hoặc cháo.
  • Chất đạm: Ngoài đạm từ động vật như thịt, cá, tôm, cua, trứng… mẹ có thể dùng các loại đạm thực vật như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
  • Vitamin & khoáng chất từ các loại rau củ quả. Mẹ nên ưu tiên những rau củ quả mềm, dễ tiêu hóa như: khoai lang, chuối, đu đủ, rau mồng tơi, rau dền, cải ngọt, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt…
  • Chất béo: Mỡ động vật (mỡ cá, gà…), dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương…).

Ngoài ra, mẹ cũng phải chú ý tỉ lệ thực phẩm để nấu các món cháo ăn dặm cho bé phù hợp với từng tháng tuổi, tránh để bé ăn quá no, hoặc món ăn chứa quá nhiều chất gây cảm giác chán ăn, lười ăn.

Với 1 bát bột hay cháo đầy (chén 200ml) thì cần có: 2 muỗng chất đạm băm nhuyễn, 2 muỗng rau, củ băm hoặc xay nhuyễn, 1 muỗng canh dầu ăn dành cho trẻ. Với liều lượng các nguyên liệu được kết hợp như trên, bé sẽ có một bữa ăn bổ dưỡng, thơm ngon lại rất phù hợp với thể trạng và khả năng hấp thu của cơ thể.

Trong từng giai đoạn ăn dặm thì trẻ có thể ăn các món như sau

  • Giai đoạn trẻ 6 tháng trở lên có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng các món ăn nhẹ, mềm và thanh đạm như: đậu hũ non, bí đỏ, các loại trái cây như chuối, cà rốt luộc nghiền, khoai tây nghiền, súp lơ nghiền,….
  • Giai đoạn trẻ 7 tháng trở lên có thể tập cho trẻ ăn một số món mặn, để trẻ tập quen khẩu vị cũng như bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như: cá đồng lọc sạch xương, thịt gà xay, óc heo, tủy heo, trứng hấp,…
  • Giai đoạn trẻ trên 8 tháng tuổi, có thể tập cho trẻ thích nghi với một số đồ tanh, hải sản: như tôm, cá biển, ghẹ,… Nếu như trẻ bị dị ứng nhẹ với món ăn đó, các bạn có thể tập cho bé ăn bằng cách mỗi ngày cho trẻ ăn một muỗng nhỏ, như vậy trẻ sẽ bớt dị ứng với món hải sản nhỏ. Nếu như trẻ bị dị ứng nặng, Mâm cơm Việt khuyên các bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, để họ tư vấn món ăn phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này!
  • Giai đoạn trẻ trên 9 tháng tuổi, lúc này các bạn có thể tập cho trẻ ăn lương thực phụ, đồng thời tiến hành cai sữa cho bé, vì giai đoạn này, sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển nữa rồi. Các loại thức ăn nên ăn trong giai đoạn này gồm: Cháo nhuyễn, ngũ cốc, yến mạch, nếu trẻ khỏe mạnh hơn, có thể tập cho trẻ ăn cơm nát cũng được nhé.
  • Giai đoạn trẻ trên 1 tuổi, lúc này trẻ có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như người lớn. Tuy vậy các bạn cũng nên lưu ý băm nhỏ các thực phẩm dành cho trẻ, vì lúc này trẻ vẫn chưa có thói quen nhai, nên cho trẻ tập ăn bánh quy, cookie để luyện khả năng nhai. Các bạn lưu ý trẻ ăn ngọt hơn mình, nên khi nêm thức ăn, các mẹ cho ít muối, nước mắm vì dễ ảnh hưởng tới gan, thận, và hệ tiêu hóa của con nhé.

Các món cháo ăn dặm giàu dinh dưỡng cho trẻ

Cháo óc heo rau ngót

Sở dĩ món cháo óc heo cho bé được cho là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng là do nó có chứa một hàm lượng cao omega3 và DHA. Đây chính là 2 chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, nhằm giúp cho bé thông minh hơn. Bên cạnh đó, món óc heo còn rất giàu hàm lượng protein, khi nấu cháo ăn dặm cho bé sẽ là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng dồi dào cho sự vận động thể chất cho bé.

Cháo óc heo rau ngót

Cháo óc heo rau ngót

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng gạo nếp
  • 1/2 bộ óc heo
  • 1 nắm nhỏ rau ngót
  • Dầu ăn, hạt nêm (loại dành cho trẻ)

Cách làm:

  • Gạo vo sạch, ninh cháo.
  • Óc: lột lớp màng bên ngoài sạch sẽ, ướp với ít hạt nêm và dầu ăn. Rau ngót nhặt, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.
  • Khi cháo chín, cho óc heo và rau ngót vào, khuấy đều lên. Nấu nhỏ lửa cho rau ngót chín là được, bắc ra để nguội cho bé ăn.

Cháo lươn cà rốt

Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, thịt lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao, bao gồm chất béo, chất đạm, vitamin A, B1, B6 và vi khoáng như sắt, natri, kali, canxi. Mẹ có thể chế biến thịt lươn món cháo lươn bổ dưỡng cho bé ăn dặm.

Nấu cháo lươn cà rốt

Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ 25g
  • Thịt lươn 100g
  • Cà rốt xay nhuyễn 20g
  • Dầu ăn 1,5 thìa

Cách nấu:

  • Gạo nấu chín mềm cùng với cà rốt xay.
  • Lươn luộc hoặc hấp chín, gỡ lấy thịt, xé nhỏ. Cho lươn vào chảo, đảo qua, nêm dầu ăn và gia vị.
  • Khi cháo nhừ thì cho thịt lươn vào đảo đều, đợi 5 phút rồi tắt bếp.
  • Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1 thìa cà phê dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

Cháo thịt gà nấm rơm

Thịt gà là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều protein, photpho và vitamin B6. Bắt đầu từ tháng thứ 7, mẹ có thể cho bé ăn thịt gà bằng cách chế biến những món cháo thịt gà bổ dưỡng cho bé ăn dặm.

Cháo gà nấm

Nguyên liệu:

  • Thịt gà 50g
  • 50g gạo tẻ
  • Nấm rơm, hành khô
  • Muối, dầu ăn dặm cho bé.

Cách nấu:

  • Thịt gà băm nhỏ. Gạo ngâm sạch rồi đem ninh cháo.
  • Nấm rơm rửa sạch, bóp nhẹ cho ra bớt nước, thái miếng nhỏ vừa bé ăn.
  • Phi thơm hành khô, cho thịt băm vào đảo cho chín tái rồi cho nấm vào đảo chín. Đổ thịt và nấm vào nồi cháo, đun đến khi sôi là được. Mẹ có thể thêm vài cọng rau mùi để trang trí cho đẹp mắt.

Cháo gà bí đỏ

Cháo thịt gà bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 50g gạo
  • 50g thịt gà,
  • 2 miếng bí đỏ nhỏ
  • Dầu ăn, hạt nêm

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ, ướp hạt nêm và dầu ăn.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nước để nấu cháo.
  • Bí đỏ bỏ vỏ và hạt, cắt nhỏ, xay nhuyễn.
  • Xào sơ bí đỏ và thịt gà với 1 muỗng canh dầu ăn
  • Khi gạo chín, cho phần thịt và bí đỏ đã xào vào, khuấy nhẹ và nấu đến khi các nguyên liệu thật mềm.

Cháo gà, cà rốt, hạt sen

Cháo gà cà rốt hạt sen

Nguyên liệu:

  • 1 bát cháo trắng
  • 50g thịt ức gà
  • 20g hạt sen tươi hoặc hạt sen khô
  • 2 khoanh cà rốt
  • Dầu ăn, hạt nêm

Cách làm:

  • Hạt sen luộc cho chín mềm, cà rốt băm hoặc xay nhuyễn.
  • Trong thời gian luộc hạt sen, xào thịt gà, cà rốt cùng với dầu ăn.
  • Cho tất cả hỗn hợp trên vào nấu cùng cháo, đợi cháo sôi thì tắt bếp.

Cháo chim bồ câu hạt sen

Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại gia cầm. Trong thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng protein, tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ rất cao, đặc biệt là hàm lượng chất béo thấp nên được xem phù hợp với chế độ ăn của trẻ nhỏ. Không những thế, các thành phần như vitamin A, vitamin B, vitamin E đều có hàm lượng cao gấp 9 so với các loại thịt dê, thịt bò, thịt gà.

Cháo chim bồ câu hạt sen

 Nguyên liệu:

  • 1 con chim bồ câu
  • 50g đậu xanh
  • 50g gạo tẻ

Cách làm:

  • Rửa sạch chim bồ câu, lọc để lấy phần thịt. Phần xương thì bạn chừa lại để nấu nước dùng.
  • Ướp phần thịt chim bồ câu với chút hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
  • Gạo rang trên chảo nóng với lửa nhỏ, tránh để gạo bị biến màu.
  • Đậu xanh vo sạch, rồi ngâm trong nước cho đến khi nở mềm thì vớt ra đãi vỏ, rửa lần nữa rồi để ráo.
  • Cho gạo, đậu xanh, thịt chim vào nồi nước dùng, đun lửa nhỏ và hầm cho tới khi cháo chín nhừ thì tắt bếp.

Cháo cua biển cà rốt

Trong cua có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, omega 3… giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển tốt về thị giác và não bộ. Những nguyên tố vi lượng khác như kẽm, crom, selen, đặc biệt là canxi sẽ giúp trẻ hoàn thiện răng và chắc khỏe xương. Bên cạnh đó, trong cua có nhiều chất đạm, lượng chất đạm này sẽ bổ sung lượng sữa thiếu hụt trong sữa mẹ hoặc các loại thức ăn khác.

Cháo cua biển cà rốt

Nguyên liệu:

  • 100gr thịt cua lột sẵn
  • 1 củ cà rốt, ngô ngọt
  • 1 ít rau mùi
  • Hạt nêm, dầu ăn cho trẻ

Cách thực hiện:

  • Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, mẹ gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót các vỏ cua còn sót lại trong thịt.
  • Xay nhuyễn ngô cùng 90ml nước, lọc bỏ bã, còn nước ngô dùng để nấu cháo cùng với cà rốt.
  • Sau khi cháo đã chín, mẹ hãy vớt bỏ củ cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • Băm nhuyễn thịt cua, cho dầu ăn vào chảo và phi ½ củ hành khô băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
  • Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên và cho bé thưởng thức.

Cháo tôm và rau dền

Tôm là thực phẩm cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin A và D, rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Bắt đầu từ tháng thứ 7, mẹ có thể cho bé ăn tôm bằng cách chế biến những món cháo tôm bổ dưỡng cho bé ăn dặm.

Cháo tôm rau rền

Nguyên liệu:

  • Tôm bóc vỏ 40g
  • Rau dền 20g
  • Gạo 40g
  • Dầu ăn, gia vị

Cách nấu:

  • Cho gạo vào nấu cháo.
  • Tôm đã bóc vỏ băm nhuyễn.
  • Rau dền rửa sạch, xay nhuyễn.
  • Khi cháo chín thì lần lượt cho tôm, rồi cho rau dền vào khuấy đều đến khi cháo chín nhừ.

Cháo tôm súp lơ

Cháo tôm súp lơ

Nguyên liệu:

  • 1 bát gạo, 150g tôm bóc vỏ lấy chỉ đen luộc chín
  • Nước hầm xương heo hoặc gà
  • 50g bông cải xanh, 1 miếng phô mai, ¼ củ hành tây

Cách nấu:

  • Ngâm gạo trong nước trong 1 giờ rồi vớt ra, ninh cháo với nước dùng.
  • Súp lơi thái miếng nhỏ cho bé vừa ăn.
  • Đun nóng nồi với một chút dầu mè, cho tôm vào xào, thêm chút hạt nêm.
  • Khi cháo nhừ, bạn cho bông cải xanh vào đun sôi. Cho tôm, 1 miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Cháo ếch rau mồng tơi

Thịt ếch chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, kali, natri, sắt, vitamin A, B, D, E, canxi. Để kích thích vị giác của con và trị chứng biếng ăn, còi xương mẹ hãy thường xuyên nấu cháo với ếch và thay đổi công thức nấu để con ăn ngon miệng hơn.

Cháo ếch mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Gạo 30g
  • Thịt ếch 30g
  • Rau mồng tơi 30g
  • Dầu ăn, nước mắm, hành…

Cách làm:

  • Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo.
  • Băm nhỏ thịt ếch, xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành.
  • Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ, xay nhuyễn.
  • Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau.
  • Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm một muỗng cà phê dầu ăn.

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, mẹ nên cho bé ăn dặm bằng bột nấu hoặc cháo ninh nhừ xay nhuyễn cả bã (gạo + thịt). Nhu cầu muối của trẻ dưới 12 tháng tuổi được cung cấp đủ từ thức ăn, hơn nữa chức năng thận của trẻ chưa hoàn thiện do vậy chưa nên cho trẻ ăn mắm muối.
  • Bạn lưu ý cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm…
  • Đồ dùng nấu ăn cho bé không cần cầu kỳ nhưng cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Lựa chọn thực phẩm an toàn để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Mẹ có thể trữ đông nguyên liệu để nấu cháo cho con. Tuy nhiên, không nên nấu quá nhiều cháo và để con ăn dần vì sẽ ảnh hưởng đến mùi vị, chất dinh dưỡng trong cháo. Tốt nhất mẹ nên nấu cho con ăn trong ngày.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất cho con: Sự thiếu hụt một số vitamin B, D hoặc các vi chất kẽm, canxi này sẽ ảnh hưởng tới vị giác của bé, dẫn tới tình trạng chậm tăng trưởng và các rối loạn khác ở trẻ.

Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ bổ sung các vi chất quan trong cho bé trong giai đoạn ăn dặm như canxi , vitamin…. “TẠI ĐÂY”

]]>
https://eunanokid.vn/10-mon-chao-dinh-duong-tre-an-dam-4548/feed/ 0
Nguy hiểm khôn lường từ việc dư thừa canxi ở trẻ https://eunanokid.vn/nguy-hiem-tu-viec-du-thua-canxi-o-tre-4158/ https://eunanokid.vn/nguy-hiem-tu-viec-du-thua-canxi-o-tre-4158/#respond Sat, 25 Aug 2018 04:33:27 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4158 Canxi là một vi chất quan trọng đối với sự phát triển khoẻ mạnh của cơ thể, nhất là phát triển hệ thống xương và cơ bắp. Cha mẹ lúc nào cũng lo con thiếu canxi, sẽ khiến trẻ bị còi xương. Nhưng ít ai biết được rằng dư thừa canxi ở trẻ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

dư thừa canxi ở trẻ

Canxi là gì? Tầm quan trọng của canxi với sự phát triển của trẻ

Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể con người. Nó đóng một vai trò quan trọng tron sự phát triển hệ thống xương và răng. Không những vậy canxi còn duy trì hoạt động của cơ bắp, hỗ trợ quá trình lưu thông máu và phát tiến hiệu cho các tế bào thần kinh, đồng thời điều tiết lượng hormone trong cơ thể.

Đối với xương: Canxi có vai trò đặc biệt đối với xương khớp. Nhất là với trẻ nhỏ, bổ sung đủ lượng canxi cần thiết giúp trẻ phát triển chiều cao. Thiếu hụt canxi có thể dẫn tới tình trạng còi xương, xương biến dạng, răng mọc không đều, chất lượng răng kém, răng trẻ dễ bị sâu. Khi canxi bổ sung vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu, canxi trong xương sẽ bị lấy vào máu dẫn tới loãng xương.
Đối với hệ thần kinh: Các ion canxi đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh. Hệ thần kinh bị ức chế, công năng ức chế của hệ thần kinh và công năng hứng phấn cũng bị suy giảm khi cơ thể thiếu canxi. Chính vì vậy trẻ em thường ngủ không ngon giấc, quấy khóc về đêm, dễ giật mình, hay nổi cáu, không tập trung tinh thần.
Đối với hệ miễn dịch: Canxi đóng vai trò như một tấm lá chắn bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây hại, đồng thời kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể với một số bệnh mà trẻ đã từng mắc phải.
Đối với cơ bắp: Canxi đóng vai trò quan trọng với hoạt động co giãn của cơ bắp cũng  như hoạt động của cơ tim và cơ trơn. Thiếu hụt canxi sẽ khiến cho các cơ trở nên mệt mỏi, thể lực kém, chân tay rã rơi khi vận động. Trẻ em bị chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tim co bóp kém làm cho các cơ quan bị thiếu máu.

dư thừa canxi ở trẻ-2

Nhu cầu canxi theo độ tuổi

Lượng canxi cơ thể trẻ cần thay đổi theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khoẻ. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì nhu cầu canxi của trẻ như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 400mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 500mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: 600mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: 700mg/ngày.
  • Trẻ từ 11 tuổi: 1000mg/ngày.
  • Trẻ trên 11 tuổi: 1200mg/ngày.

Nguy hiểm từ việc dư thừa canxi ở trẻ

Trẻ thừa canxi biểu hiện qua các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện đầu tiên đó là trẻ cảm thấy buồn nôn, nôn và chán ăn. Các hoạt động thể chất, hoạt động trí não cũng suy giảm, trẻ chậm chạp. Tình trạng phổ biến nhất là trẻ bị táo bón. Dư thừa canxi lâu ngày ở mức độ nặng sẽ gây tình trạng tăng canxi trong máu gây sỏi thận, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương làm trẻ lùn đi, giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như kẽm, sắt, phốt pho…

Hậu quả của việc dư thừa canxi ở trẻ:

Thừa canxi khiến trẻ thấp còi: Khi hàm lượng canxi trong máu cao, canxi sẽ đi vào xương  nhiều hơn, làm cứng xương và cốt hoá xương sớm. Do đó xương bị hạn chế phát triển, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao.
Sỏi thận: Lượng canxi dư thừa sẽ được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Nhưng nếu lượng canxi dư thừa quá nhiều thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận.
Đau khớp: Dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây ra nhiều rối loạn khác trong hệ xương như đau xương và khớp, giảm chiều cao, biến dạng cột sống và gù.
Cường giáp: Tuyến cận giáp chịu trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phốtpho trong cơ thể. Lượng canxi dư thừa sẽ khiến các hormone phải sản xuất với số lượng nhiều, từ đó bạn có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp.
Bệnh tim mạch: Lượng canxi cao ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu, gây rối loạn nhịp tim. Cơ thể cũng cần phải giải phóng nhiều loại hormone khác nhau gây ra các cơn đau tim.
Cơ thể mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều.
Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng: Khi lượng canxi trong cơ thể tăng sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nó còn gây ức chế hấp thu kẽm và sắt dẫn tới tình trạng thiếu hai vi chất này gây ra thiếu máu, suy giảm miễn dịch. Điều này làm cho nhịp tim và huyết áp không đều.
Rối loạn tiêu hoá: Canxi được cung cấp quá mức cần thiết khiến bạn ăn không ngon miệng, đau bụng, táo bón.

Lưu ý cho mẹ khi bổ sung canxi cho trẻ

Nhu cầu canxi của trẻ thay đổi theo độ tuổi và tình trạng phát triển. Nếu trẻ không có biểu hiện thiếu canxi thì mẹ chỉ cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, bông cải xanh, các loại đậu, cá biển…Đây là cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả nhất.

dư thừa canxi ở trẻ-1
Trong trường hợp cơ thể trẻ khó hấp thu, lượng canxi hấp thu vào không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì mẹ nên bổ sung thêm canxi bằng đường uống. Tuy nhiên liều lượng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý bổ sung. Để canxi được hấp thu tốt hơn thì mẹ cần kết hợp với việc bổ sung Vitamin D cho trẻ. Cơ thể có thể tự tổng hợp Vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm hoặc qua các loại thực phẩm như nấm, sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi…

Khi bổ sung canxi qua đường uống mẹ nên lưu ý:

– Cho trẻ uống canxi và buổi sáng và trưa (trước 14h), không nên cho trẻ uống vào buổi chiều và tối vì có thể gây đầy bụng, khó ngủ.
– Nên uống sau bữa ăn 1 giờ.
– Hạn chế ăn các loại rau củ quả có vị chát, thực phẩm có chứa oxalate như trà, socola, nước ép hoa quả…vì chúng sẽ làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể.
– Tuyệt đối không dùng canxi chung với sữa và các chế phẩm từ sữa.
– Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để cơ thể tổng hợp Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi.

Trong quá trình bổ sung canxi cho trẻ qua đường thực phẩm cũng như đường uống, nếu trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim thì mẹ nên ngưng ngay các nguồn bổ sung Vitamin D và canxi. Đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chuyên môn để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định tình trạng của trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung canxi dưới dạng canxi nano làm tăng khả năng hấp thu, nhất là không gây sỏi thận, táo bón khi sử dụng. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con sử dụng sản phẩm Eunanokid Syrup. Là một sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao, Eunanokid Syrup bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi như canxi nano, Vitamin D3, kẽm…Ngoài ra sản phẩm còn chứa lysine, tarin, Vitamin B, DHA giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.

Để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ dinh dưỡng về tình trạng của trẻ, hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách cha mẹ vui lòng liên hệ hotline: 0220 6252 002 hoặc địa chỉ:
Website: eunanokid.vn
Fanpage: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ!

]]>
https://eunanokid.vn/nguy-hiem-tu-viec-du-thua-canxi-o-tre-4158/feed/ 0