Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ – Những điều mẹ cần biết

Sắt là khoáng chất quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nằm trong nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng – một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng này khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng học tập. Vì vậy mẹ cần nắm được các dấu hiệu thiếu sắt thiếu máu để có phương pháp bổ sung sắt đúng và đủ.

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt ở trẻ, là tình trạng lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt, không tổng hợp được hemoglobin (chất vận chuyển oxy trong cơ thể đến các tế bào) và myoglobin (chất dự trữ oxy trong cơ thể) dẫn đến hồng huyết cầu không đủ để vận chuyển oxy trong máu đến các cơ quan. Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là vấn đề thường gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nghiêm trọng nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2008, có gần 30% trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mắc bệnh thiếu máu do chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm giảm hoạt động thể chất và tinh thần, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương các cơ quan khác của cơ thể trẻ như: chậm lành vết thương, giảm khả năng chịu lạnh, mệt mỏi, thờ ơ, kém tập trung… thiếu sắt lâu ngày làm ảnh hưởng đến chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ được coi là thiếu máu khi:

  • Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 110g/l ở trẻ 2 tuổi đến 6 tuổi;
  • Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 115g/l ở trẻ từ 6-12 tuổi.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt ở trẻ

Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vì cơ thể không đủ chất sắt trong hệ thống tuần hoàn để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Từ đó dẫn đến các triệu chứng thường gặp như:

  • Da trẻ nhợt nhạt, xanh xao
  • Trẻ thường có biểu mệt mỏi, học hành kém
  • Sờ vào bàn tay, bàn chân trẻ có cảm giác lạnh
  • Trẻ thường xuyên cáu gắt, quấy khóc
  • Trẻ chậm tăng trưởng và phát triển (chậm tăng cân, chiều cao)
  • Trẻ ăn uống kém, kém hấp thu
  • Trẻ đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Nhịp tim trẻ đập nhanh, thở khó, thở gấp, dễ ngất xỉu
  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa do suy giảm hệ miễn dịch. Trong một số trường hợp đặc biệt hiếm gặp, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể phát triển thành bệnh pica – một loại bệnh nguy hiểm khiến trẻ thèm uống  nước đá, ăn những loại không phải thức ăn như vụn sơn, bụi bẩn…

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

  • Mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn mang thai, không có đủ lượng sắt dự trữ do đó trẻ sinh ra không được cung cấp đủ sắt nếu bú mẹ hoàn toàn.
  • Trẻ sinh non, không dự trữ đủ lượng sắt để dùng trong giai đoạn đầu sau sinh.
  • Chế độ ăn thiếu sắt: Bữa ăn hàng ngày của trẻ thiếu thực phẩm giàu sắt
  • Trẻ hấp thu sắt kém: Trường hợp này do trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, thiểu toan dạ dày, niêm mạc ruột non của trẻ bị tổn thương, trẻ ăn uống những loại thực phẩm gây cản trở hấp thu sắt như uống nhiều nước ngọt có ga, thức ăn được chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ… Chế độ ăn ít rau xanh trái cây thiếu vitamin C làm giảm hấp thu sắt.
  • Trẻ bị mất sắt mạn tính: Trẻ mắc các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa (giun móc, giun tóc…), polyp đại tràng. Bé gái ở tuổi dậy thì thường bị mất sắt cao hơn do có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Làm gì để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ

Phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em ngay từ đầu có thể giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần, theo đó, bố mẹ nên:

Với trẻ còn trong bụng mẹ: cần bổ sung sắt đầy đủ cho mẹ bầu để trẻ có thể hấp thu và dự trữ đầy đủ lượng sắt cần thiết trước khi được sinh ra.

Với trẻ đang bú mẹ: Cho trẻ bú mẹ đầy đủ và bổ sung thêm sắt bằng các sản phẩm hỗ trợ nếu cần thiết

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó vẫn cho trẻ bú nhưng bổ sung thêm ăn dặm.
  • Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ bú cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt thay thế.
  • Cần lưu ý sữa bò không phải loại thực phẩm giàu sắt.

Hình ảnh 23

Với những trẻ đã biết ăn dặm : Bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng. Không nên sử dụng chỉ 1 nhóm thực phẩm bổ sung sắt. Nên thay đổi các nhóm thực phẩm giàu sắt luân phiên

Nguồn bổ sung sắt từ tự nhiên thường là các loại thực phẩm có màu đỏ hoặc xanh thẫm như:

  • Hải sản: Hải sản được biết đến là nguồn thực phẩm giàu heme – iron một loại sắt được cơ thể hấp thu dễ dàng. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn chứa nhiều canxi, phốt pho, kẽm,… các kháng chất tốt cho xương khớp. Vì vậy, người bị thiếu máu nên bổ sung các loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai,… vào thực đơn của mình. Điển hình là hàu
  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ đều chứa nhiều sắt và giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, vitamin B, đồng, selen, choline,… Trong đó, thịt bò là loại thịt đỏ có thể cung cấp cho cơ thể 15% sắt mỗi ngày, đặc biệt phải kể đến là gan bò có hơn 600% nhu cầu sắt/ngày. Người bị bệnh thiếu máu có thể chế biến loại thịt này thành nhiều món ăn ngon.
  • Các loại rau xanh: Bên cạnh thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật thì người bị bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại rau, hạt dưới đây để tăng lượng sắt trong máu:
  • Hạt thông, hạt mè, hạt điều, hạt bí đỏ, hạnh nhân, óc chó,…
  • Các loại rau có màu xanh đậu như: rau ngót, súp lơ xanh, cải xoong,… Đặc biệt, rau chân vịt là loại rau có thể cung cấp 10% lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong ngày. Lưu ý: người mắc các bệnh liên quan đến thận thì nên hạn chế ăn loại rau này, bởi chúng chứa rất nhiều acid oxalic.
  • Các loại đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan,…
  • Người bị bệnh thiếu máu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dâu tây, cà chua,… Bởi vì loại vitamin này không chỉ có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách dễ dàng.

Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt khi nào???

Thường được dùng cho những trẻ sinh non hoặc thiếu cân. Trẻ có chế độ dinh dưỡng cung cấp không đủ lượng sắt theo nhu cầu.

Tham khảo ngay: TPBVSK EUNANOKID BỔ MÁU – Ngăn ngừa và điều trị thiếu sắt ở trẻ

  • Sắt được bào chế dưới dạng sắt (III) không gây nóng trong, táo bón , …
  • Sắt uống khả năng hấp thu tối ưu
  • Sắt kết hợp với Acid folic hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp giảm tình trạng thiếu sắt
  • Vitamin B1, B6 Giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu
  • Với thiết kế siro chia túi nhỏ vô cùng tiện lợi và mùi vị thơm ngon dễ uống cho trẻ

Bên cạnh đó thường xuyên tẩy giun cho trẻ và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa… để vừa không làm ảnh hưởng quá trình hấp thu sắt vừa không làm thất thoát lượng sắt đã hấp thu.

Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm dấu hiệu thiếu máu ở trẻ để điều trị kịp thời

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì vậy cha mẹ nên chủ động phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt từ thời kỳ mang thai cho đến sau khi sinh. Nguồn bổ sung sắt từ tự nhiên. Các trường hợp thiếu hụt hoặc không thể bổ sung bằng đường ăn thì bổ sung bằng đường uống chế phẩm hỗ trợ.

Ý kiến của bạn