Có rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn hay nôn trớ, tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ càng khiến cho trẻ sợ mỗi khi ăn, điều này để lâu sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe và phát triển sau này của trẻ. Trong bài viết này sẽ đưa ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này giúp trẻ ăn ngon không còn tình trạng nôn trớ
Tình trạng trẻ hay nôn trớ
Khi trẻ có dấu hiệu hay nôn trớ thì các bạn nên chú ý quan sát xem có biểu hiện khác thường nào kèm theo không như ho, sổ mũi, tiêu chảy… vì rất có thể đây là dấu hiệu của một dấu hiệu bệnh nào đó. Khi đó các bạn cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được các bác sỹ khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ lười ăn hay nôn trớ
Tình trạng trẻ em biếng ăn hay nôn trớ này khá phổ biến rất thường gặp ở những trẻ lười ăn, không muốn ăn, trẻ ăn không ngon miệng dẫn đến chán ăn. Nhưng trẻ lại bị ép ăn dẫn đến tình trạng nôn trớ. Tình trạng này gặp ở nhiều lứa tuổi không chỉ lúc trẻ còn nhỏ mà kể cả lúc trẻ đã 4,5 tuổi.
Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng biếng ăn hay nôn trớ ở trẻ như:
– Khi trẻ bị nhồi nhét, ép ăn quá nhiều, quá no khiến trẻ có tâm lý chán ăn, sợ sệt, căng thẳng, không dung nạp được. Đây chính là lí do khiến trẻ khi ăn vào được một chút thì buồn nôn và bị nôn trớ.
– Trẻ bị ép ăn theo chế độ ăn cứng nhắc, ăn những món mình không thích. Hoặc ăn 1 món trong quá nhiều ngày liên tiếp. Khiến trẻ bị ngán, sợ ăn. Cứ ăn là nôn trớ.
– Có thể bé nhà bạn đang bị mắc một loại bệnh nào đó liên quan đến đường hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc hệ thần kinh như bệnh viêm phổi, viêm mũi, viêm họng, viêm màng não hay tiêu chảy, nhiễm khuẩn đưởng ruột,… khiến bé biếng ăn, hay bị nôn trớ.
– Cũng có thể do bé ăn phải những đồ ăn mới, lạ, chưa quen dạ nên bị nôn trớ.
>>Xem thêm: “Thực đơn giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn.“
Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Khi trẻ gặp tình trạng lười ăn hay nôn trớ các bạn cần tìm cách để chấm dứt tình trạng này một cách nhang chóng. Tránh để cho tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Sau đây là một vài cách mà các bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trên.
– Với trẻ đang còn bú mẹ. Các mẹ nên bế trẻ khoảng 15 phút đến nửa tiếng sau khi cho bú. Tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú.
Các bạn cần chú ý để trẻ bú bình bú ngập núm, không bú hời hợt và không cho trẻ vừa ăn vừa cười nói tránh nuốt phải không khí gây đầu bụng và nôn trớ.
– Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn mới, chỉ nên cho trẻ ăn một chút, dần dần mới cho ăn nhiều. Tốt nhất các bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn.
– Hãy để trẻ có cảm giác thoải mái khi ăn, không được cố ép khi bé đã ăn đến mức không muốn ăn nữa. Cố ép chỉ khiến trẻ thêm biếng ăn và hay nôn.
– Các mẹ cần thường xuyên thay đổi món ăn, cách chế biến món tạo hứng thú ăn uống cho trẻ.
– Cho trẻ uống bổ sung men tiêu hóa, siro hỗ trợ ăn ngon sẽ giúp tiêu hoá tốt hơn, khiến trẻ nhanh đói, cảm giác ngon miệng hơn. Từ đó bé sẽ giảm tình trạng chán ăn và nôn trớ.
Thấy trẻ lười ăn, bị nôn trớ, các bạn cần xem xét kỹ những biểu hiện của trẻ, xem trẻ có bị sốt không? có đi ngoài phân sống không? có sổ mũi, ho hay phát ban không?… Trường hợp trẻ đột nhiên biếng ăn hay theo nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bệnh lý, các bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa nhi để được bác sỹ tư vấn và điều trị kịp thời.
Hi vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ và những giáp pháp phù hợp để giải quyết khi trẻ rơi vào tình trạng này.