Trẻ bị nóng trong mẹ phải làm sao?

Trẻ bị nóng trong thường có các dấu hiệu như: nổi mụn nhọt, ra mồ hôi trộm, da dẻ khô, môi khô, đêm ngủ không ngon giấc, sờ vào người cảm giác rất nóng, chán ăn…Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, gây ra nhiễm trùng, trẻ chán ăn dẫn tới còi cọc hoặc ăn nhiều mà vẫn gầy. Vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng nóng trong ở trẻ. Hãy cùng EUNanoKid tìm hiểu nhé!

Trẻ bị nóng trong

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị nóng trong

Nguyên nhân bên trong: Do hoạt động của lục phủ ngũ tạng yếu, không thanh thải được các loại chất độc được sinh ra trong quá trình chuyển hoá các chất, dần dần tích tụ lại, lâu ngày gây ra tình trạng nóng trong. Đặc biệt là chức năng của gan, thận bị suy yếu dẫn tới không khả năng đào thải chất độc. Không những vậy chức năng đào thải các chất cặn bã của đại tràng quá yếu, đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Chất độc từ đó mà tích tụ lại, lâu ngày sinh ra mụn nhọt, dị ứng.

Nguyên nhân bên ngoài: Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc, sử dụng các loại hoá chất độc hại.. Chế độ ăn uống của bé không hợp lý: ăn nhiều thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường (bánh, kẹo, nước ngọt) mà ăn ít rau xanh, uống ít nước. Bé có thể vừa trải qua một đợt điều trị bằng kháng sinh lâu ngày.

Biểu hiện của trẻ

  • Da dẻ khô, sờ vào nóng .
  • Môi căng đỏ, sưng mọng, nhưng khô.
  • Hơi thở hôi, nóng.
  • Hay chảy máu chân răng.
  • Chán ăn, khó ngủ, thể trạng thường gầy.
  • Hay nổi mụn nhọt, bị dị ứng, rôm sảy.
  • Bị táo bón, nước tiểu vàng (trừ trường hợp đang uống thuốc hoặc do thức ăn gây nên nước tiểu vàng).
  • Nóng trong người tưởng chừng là hiện tượng bình thường, nhiều khi bị xem nhẹ, nhưng nếu để lâu ngày thì sẽ có những hậu quả khôn lường. Ai cũng có một vài lần bị nóng trong, có thể do sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng.. nhưng nguyên nhân sâu xa ở đây là do suy giảm chức năng gan, thận gây nên.
  • Gan có chức năng quan trọng trong việc chuyển hoá thức ăn. Quá trình chuyển hoá thức ăn thành năng lượng sẽ sinh ra các chất độc, gan sẽ phải chuyển hoá các chất độc thành dạng vô hại rồi thải ra ngoài qua 3 đường: đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi.
  • Nếu chức năng gan bị suy giảm kéo theo thận phải tăng công suất làm việc để hỗ trợ việc đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chức năng tiêu độc và bài tiết của 2 bộ phận này bị suy giảm sẽ gây ra tình trạng nóng trong.

Trẻ bị nóng trong-1

Biện pháp phòng tránh

  • Mẹ nên lập lại thực đơn dinh dưỡng khoa học cho bé, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi, các loại vitamin. Các loại thực phẩm giàu đạm nên bổ sung đủ lượng không nên cho trẻ ăn quá nhiều; các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ nên hạn chế cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày tuỳ vào cơ địa, thể trạng.
  • Sinh hoạt khoa học, ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ.
  • Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, chất kích thích.

Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, sinh hoạt khoa học, các bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng các sản phẩm giúp thanh nhiệt giải độc như EUNanokid Thanh nhiệt giải độc. Sản phẩm được điều chế 100% từ các loại thảo mộc như cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu, nhân trần, xạ đen giúp thanh nhiệt giải độc, mát gan. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay, vàng da, bí tiểu, táo bón. Ngoài ra EUNanoKid thanh nhiệt giải độc còn giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hoá, từ đó giúp trẻ hay ăn, chóng lớn, hết ốm vặt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *