EUNanoKid https://eunanokid.vn Chăm Con Tựa Như Tình Mẹ ! Fri, 19 Apr 2024 03:24:20 +0700 vi hourly 1 Thiếu kẽm ở trẻ em – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết https://eunanokid.vn/thieu-kem-o-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-4006/ https://eunanokid.vn/thieu-kem-o-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-4006/#respond Fri, 27 Jul 2018 07:33:14 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4006 Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất khác nhau của cơ thể. Thiếu kẽm còn được gọi là hạ kali máu, gây ra do hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp, không đủ kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này thường xảy ra do tiêu thụ một chế độ ăn uống không cân bằng. Mức kẽm thấp có thể dẫn đến nhiều bệnh như rối loạn di truyền, tăng trưởng bất thường, các vấn đề về khả năng sinh sản. Sự thiếu hụt này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ. Thiếu kẽm ở trẻ em gây ra rối loạn tăng trưởng, suy giảm hệ miễn dịch.

Thiếu kẽm ở trẻ em

Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ em:

Kẽm là cần thiết cho nhiều hoạt động trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó, bạn nên cho trẻ tiêu thụ đủ lượng kẽm được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Thiếu vi chất thiết yếu này thường xảy ra do thói quen ăn uống kém, chẳng hạn như ít tiêu thụ trái cây và rau quả. Vấn đề này cần được điều trị ngay bằng thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng.

Các yếu tố khác có thể gây thiếu kẽm ở trẻ bao gồm:
– Chứng kém hấp thu.
– Bệnh tiêu chảy.
– Bệnh gan mãn tính.
– Bệnh thận mãn tính.
– Bệnh tiểu đường.
– Phẫu thuật.
– Phơi nhiễm kim loại nặng.

Các triệu chứng cho thấy trẻ thiếu kẽm

– Móng tay dễ gãy.
– Giảm sự thèm ăn.
– Trẻ bị tiêu chảy.
– Da khô.
– Nhiễm trùng mắt.
– Rụng tóc.
– Mất ngủ
– Mất khứu giác hoặc khả năng cảm nhận mùi vị.
– Rối loạn chức năng tình dục hoặc liệt dương.
– Miễn dịch kém, hay ốm vặt.
– Trẻ chậm phát triển.

Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm biểu hiện ra bên ngoài

1. Hệ thống miễn dịch
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tế bào. Nó có thể làm giảm hoặc làm suy yếu các kháng thể. Do đó, trẻ bị thiếu hụt vi chất này sẽ dễ bị bệnh nhiễm trùng và cúm hơn. Kẽm là điều cần thiết để duy trì một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh.

2. Mụn trứng cá
Sử dụng các loại kem chứa kẽm là một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị mụn trứng cá được . Do đó, thêm kẽm vào chế độ ăn uống hàng ngày của con bạn có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng mụn trứng cá, nhất là khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.

3. Loét dạ dày
Kẽm là một yếu tố quan trọng cho việc chữa lành vết thương. Các hợp chất kẽm cũng có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày.

4. Rối loạn giấc ngủ
Thiếu kẽm có thể gây rối loạn giấc ngủ và các vấn đề hành vi. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và có tâm trạng khó chịu, bứt rứt. Nó cũng có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và làm giảm sự tập trung, ghi nhớ của trẻ khi học tập.

5. Phân chia tế bào
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Kẽm được khuyên dùng cho mẹ bầu trong khi mang thai vì sự phát triển của thai nhi. Kẽm cần thiết cho sự phát triển chiều cao, trọng lượng cơ thể và sự phát triển xương ở trẻ em.

6. Đục thủy tinh thể
Thiếu kẽm có thể gây mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Kẽm giúp chữa chứng mù mắt và đục thủy tinh thể, giúp võng mạc luôn hoạt động tốt.

7. Rụng tóc
Kẽm giúp sản xuất bã nhờn cần thiết cho mái tóc khỏe mạnh và giữ ẩm. Kẽm giúp điều trị gàu hiệu quả, ngoài ra nó còn giúp giữ cho tóc khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc, tóc mỏng, hói đầu và tóc bạc sớm.

8. Da và móng
Thiếu kẽm có thể gây tổn thương da; đốm trắng trên móng tay, viêm da, da phát ban, da khô và móng tay phát triển chậm. Nó có thể gây ra các bệnh như vẩy nến, da khô, mụn trứng cá và eczema. Kẽm liên quan đến sự hình thành các tế bào da mới. Kẽm có đặc tính kháng viêm; sự thiếu hụt của nó có thể gây ra tình trạng cháy nắng, mụn nước và bệnh nướu răng.

Thiếu kẽm ở trẻ em-1

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chính vì vậy cha mẹ nên chú trọng việc bổ sung đầy đủ khoáng chất này cho con mình. Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, thịt, động vật có vỏ, nấm…Bên cạnh việc bổ sung kẽm từ thực phẩm thì thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Trong đó có sản phẩm EUNanoKid ZinC được phân phối độc quyền bởi công ty EuPharma với thành phần chính là kẽm gluconat giúp bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ. Sản phẩm được điều chế dưới dạng siro, có vị dâu nên trẻ dễ uống. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, đối tượng sử dụng và liều dùng vui lòng truy cập vào địa chỉ: http://eunanokid.vn/san-pham/eunanokid-zinc-bo-sung-kem/

Xem thêm:  “Điểm danh các thực phẩm giàu kẽm cho trẻ.

]]>
https://eunanokid.vn/thieu-kem-o-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-4006/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết thiếu kẽm ở trẻ nhỏ https://eunanokid.vn/dau-hieu-thieu-kem-o-tre-nho-3489/ https://eunanokid.vn/dau-hieu-thieu-kem-o-tre-nho-3489/#respond Mon, 09 Jul 2018 07:02:51 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3489 Kẽm có vai trò quan trọng đối với chức năng của hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương, tăng trưởng và phân chia tế bào, cũng như chức năng của vị giác và khứu giác. Nó được tìm thấy trong hải sản, thịt bò, thịt gà, các loại hạt và các loại đậu. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được nhu cầu về kẽm của cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Vậy đâu là những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết thiếu kẽm ở trẻ nhỏ để có cách bổ sung hợp lý cho con, hãy cùng EUNanoKid tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

 

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ

  • Trẻ biếng ăn, chán ăn, nhẹ cân.
  • Dấu hiệu thiếu kẽm trầm trọng bao gồm các vấn đề về da được gọi là viêm da, rụng tóc.
  • Tiêu chảy, sụt cân, nhiễm trùng.
  • Rối loạn thần kinh và suy giảm tâm lý.
  • Vết thương khó hoặc lâu lành.
  • Chậm phát triển và tuyến sinh dục nhỏ hơn bình thường ở bé trai.
  • Da thô ráp, mất cảm giác thèm ăn, thờ ơ.
  • Suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
  • Đàn ông có thể bị giảm nồng độ testosterone trong huyết thanh và rối loạn chức năng tình dục.
  • Tích tụ amoniac trong máu.
  • Bị nhiệt miệng.

Xem thêm: >> “Làm thế nào để cung cấp kẽm cho trẻ?”

Nguyên nhân gây thiếu kẽm

  • Ăn chế độ kém dinh dưỡng là một nguyên nhân gây thiếu kẽm.
  • Mắc hội chứng kém hấp thu.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh gan và thận mãn tính
  • Đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng.
  • Trẻ cũng có thể bị mất kẽm khi bị thương, bỏng và mất máu hoặc nhiễm trùng nặng.
  • Khoảng 82% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới có thể bị thiếu kẽm. Điều này có thể là do cần thêm kẽm trong khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tự nhiên và sự phát triển của thai nhi. Sự thiếu hụt kẽm ở phụ nữ mang thai có thể dẫn tới một số kết quả bất lợi của thai kỳ như trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, có các biến chứng và bất thường bẩm sinh. Bổ sung kẽm đầy đủ ở phụ nữ trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng này ở trẻ.

Cách khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ-1

1. Việc tăng cường chế độ ăn uống các thực phẩm giàu kẽm

Chọn những loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, các loại đậu, hải sản..nhưng nên cân đối giữa nhóm thực vật và động vật. Đối với những người ăn chay nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc thực vật để đảm bảo được lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Bổ sung kẽm có thể cải thiện tâm trạng ở phụ nữ, và thậm chí có thể góp phần điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu, những phụ nữ bổ sung 7 mg kẽm mỗi ngày trong 10 tuần giảm đáng kể sự tức giận, trầm cảm so với những người khác. Một số loại thực phẩm giàu kẽm (trong 100g thực phẩm):

  • Hàu chứa 13,40mg.
  • Củ cải chứa 11,00mg.
  • Hạt đậu Hà Lan chứa 4,00mg.
  • Đậu nành (đậu tương) chứa 3,80mg.
  • Lòng đỏ trứng gà chứa 3,70mg.
  • Thịt lợn nạc chứa 2,50mg.
  • Thịt bò chứa 2,20mg.
  • Khoai lang chứa 2,00mg.
  • Gạo tẻ chứa 1,90mg.
  • Hạt lạc chứa 1,90mg.
  • Thịt gà chứa 1,50mg.
  • Cà rốt chứa 1,11mg.
  • ………

2. Bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm chức năng

Khắc phục tình trạng thiếu kẽm, nên đặc biệt bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bổ sung EUNanoKid ZinC chứa gluconat sau ăn 30 phút cho các đối tượng trên theo hướng dẫn sử dụng. Nên sử dụng liên tục trong thời gian 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để kẽm được cơ thể hấp thu tốt nhất thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại Vitamin như Vitamin A, vitamin B6, Vitamin C và phospho. Trong trường hợp trẻ cần bổ sung thêm sắt thì nên dùng 2 loại cách xa nhau, uống kẽm trước rồi mới dùng sắt vì sắt gây hạn chế khả năng hấp thụ kẽm.

]]>
https://eunanokid.vn/dau-hieu-thieu-kem-o-tre-nho-3489/feed/ 0
Lợi ích của kẽm đối với sự phát triển của trẻ https://eunanokid.vn/loi-ich-cua-kem-doi-tre-3427/ https://eunanokid.vn/loi-ich-cua-kem-doi-tre-3427/#respond Tue, 03 Jul 2018 09:36:59 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3427 Lợi ích của kẽm đối với sự phát triển của trẻ là vô cùng quan trọng, không thể xem nhẹ. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sự phát triển của cơ thể. Kẽm cần thiết cho sự xây dựng các mô mới, và đảm bảo hoạt động của hơn 100 enzym khác nhau trong cơ thể. Bên cạnh đó kẽm còn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể.

Lợi ích của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

  • Chức năng miễn dịch: Kẽm duy trì chức năng hệ miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ em và có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp. Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm chức năng của miễn dịch, từ đó tăng khả năng nhiễm bệnh.
  • Sự phát triển của sụn và xương: Kẽm thúc đẩy sự hình thành collagen để hỗ trợ việc xây dựng xương, duy trì sức mạnh của xương, và hỗ trợ sự phát triển của sụn cho các khớp khỏe mạnh.
  • Duy trì sự thèm ăn: Kẽm giúp tăng khả năng hấp thụ, tổng hợp các chất, tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm sẽ làm giảm sự thèm ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, lâu dần sẽ dẫn tới biếng ăn. Trẻ còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển một phần là do thiếu kẽm.
  • Chữa lành vết thương nhỏ: Kẽm rất cần thiết cho việc chữa lành vết thương, rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật.
  • Các hoạt động chống oxy hóa: Kẽm có tính chất chống oxy hóa, giúp giảm các tổn thương gốc tự do trong cơ thể.
  • Kẽm phân bố vào da, móng, tóc. Thiếu kẽm móng tay sẽ mềm, dễ gãy, mọc chậm, trên móng xuất hiện những đốm trắng nhỏ; tóc xơ cứng, không có màu đen mà chuyển sang vàng; da sậm, xỉn màu.

Nguyên nhân thiếu kẽm:

  • Do chế độ ăn uống nhiều bột ít đạm.
  • Cơ thể mắc một số bệnh đường ruột làm cản trở sự hấp thụ kẽm.
  • Bổ sung sắt lâu ngày làm giảm sự hấp thụ kẽm.
  • Do chế biến thực phẩm không đúng cách làm giảm hàm lượng kẽm trong thức ăn.

Dấu hiệu của việc thiếu kẽm:

  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Trẻ chậm lớn, còi cọc, thấp còi.
  • Tóc rụng, móng mềm, dễ gãy, xuất hiện các đốm trắng trên móng.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Hệ miễn dịch suy giảm nên trẻ dễ bị ốm vặt.

Trẻ cần bổ sung bao nhiêu kẽm?

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng cần 2mg/ ngày. Trẻ em từ 7 tháng – 3 tuổi cần 3mg kẽm/ ngày, từ 4- 8 tuổi cần 4mg/ ngày, trẻ em từ 9- 13 tuổi cần 6mg/ ngày. Từ 14 tuổi trở lên cần 11mg/ ngày.
Lượng kẽm này có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh hoặc được bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm.
Mẹ bầu có nhu cầu kẽm cao hơn người thường. Khi mang thai nếu thiếu kẽm sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần bình thường, trẻ sinh ra thiếu cân, dễ ốm, chậm phát triển, chậm dậy thì, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Nguồn kẽm tốt cho trẻ em từ đâu?

Lợi ích của kẽm đối với sự phát triển của trẻ-1

Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, tuy nhiên có nhiều trẻ bị dị ứng với hải sản do đó mẹ hãy để ý khi cho trẻ ăn hàu lần đầu xem có xuất hiện dị ứng hay không. Kẽm cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, các loại đậu nướng, ức gà, hạt điều, đậu xanh, pho mát, yến mạch, quả hạnh, đậu thận, đậu hà lan, cua và tôm hùm…

Top 10 thực phẩm giàu kẽm Lượng kẽm trong 100g
Hàu (nấu chín) 78.6mg
Mầm lúa mỳ (nấu chín) 16.7mg
Thịt bò nạc (nấu chín) 12.3mg
Gan nấu chín 11.9mg
Hạt bí ngô rang 10.3mg
Hạt vừng 10.2mg
Socola đen 3.3mg
Thịt cừu nấu chín 8.7mg
Đậu phộng rang 3.3mg
Ngũ cốc 52mg
Quả bơ 1,3mg

Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, thì mẹ có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho trẻ như sản phẩm EUNanoKid ZinC. Sản phẩm có chứa kẽm gluconat, khi hấp thụ vào trong cơ thể nó có tác dụng giống như vi chất kẽm, giúp cơ thể dễ hấp thụ. Hơn nữa sản phẩm được điều chế dạng siro với hương dâu nên trẻ dễ uống. Sản phẩm tốt cho trẻ chán ăn, sức đề kháng yếu, bị tiêu chảy nặng dẫn tới mất kẽm, những đối tượng cần bổ sung nhiều kẽm.

Mọi thắc mắc về sản phẩm quý khách hàng vui lòng truy cập website http://eunanokid.vn/ hoặc liên hệ hotline: 0220 6252 002 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn kỹ hơn.

]]>
https://eunanokid.vn/loi-ich-cua-kem-doi-tre-3427/feed/ 0
Bổ sung kẽm cho trẻ – 13 loại thực phẩm giàu kẽm tốt nhất https://eunanokid.vn/bo-sung-kem-cho-tre-2946/ https://eunanokid.vn/bo-sung-kem-cho-tre-2946/#respond Tue, 12 Jun 2018 04:10:12 +0000 http://eunanokid.vn/?p=2946 Trẻ trong độ tuổi phát triển về thể chất cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Kẽm là một trong những vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, vì vậy việc bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Mặc dù nó chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại dễ bị thiếu hụt do mẹ thường ít lưu ý đến việc bổ sung vi chất này.
Nếu trẻ có những biểu hiện như chán ăn, chậm phát triển về trí não cũng như thể lực, suy dinh dưỡng, có các bệnh về da, niêm mạc,… thì có thể trẻ đã thiếu kẽm.

13 loại thực phẩm giàu kẽm tốt cho trẻ

Nhu cầu kẽm đối với trẻ nhỏ được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo:

Bổ sung kẽm cho trẻ

Nhu cầu kẽm theo từng độ tuổi

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày không được bổ sung quá 150mg kẽm. Bởi vì thừa kẽm có thể gây ra ngộ độc kẽm cấp tính dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, chóng mặt, tiêu chảy, nôn ói, co rút cơ bụng, đau vùng thượng vị dạ dày.

Cơ thể chúng ta không dự trữ kẽm mà cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là 13 loại thực phẩm giàu kẽm (hàm lượng trong 100mg thực phẩm nạp vào) tốt cho trẻ:

– Mầm lúa mì: 16,7mg (111% DV).
– Củ cải: 11mg
– Hạt vừng: 10,2mg (68% DV).
– Thịt bò: 123mg (82% DV).
– Động vật có vỏ (hàu): 78,6mg (524% DV).
– Hạt bí ngô: 10,3mg (69% DV).
– Sô cô la đen: 3,3mg (22% DV).
– Gan nấu chín: 11,9mg (79% DV).
– Thịt cừu: 8,7mg (58% DV).
– Đậu phộng rang: 3,3mg (22% DV).
– Đậu Hà Lan: 4mg.
– Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg.
– Thịt lợn nạc: 2,5mg.
– Đậu nành: 3,8mg.

 

Bổ sung kẽm cho trẻ-1

Top 13 thực phẩm giàu kẽm tốt cho trẻ

Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho trẻ:

– Chúng ta thường chỉ nhắc đến canxi khi nói về sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, kẽm cũng là một vi chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển của hệ thống xương. Nó góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào, cũng như tạo ra collagen giúp xương luôn khoẻ mạnh.
– Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển bình thường cũng như sự phát triển của các cơ quan sinh sản trong cơ thể. Thiếu hụt kẽm sẽ dẫn tới chậm dậy thì, giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới.
– Đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể, kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T, lympho B, do đó tạo ra màn chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
– Khi trẻ em không nhận được lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, nó có thể dẫn đến giảm trí nhớ, giảm tập trung. Do  nó được xem như là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
– Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh như ADHD (rối loạn tăng động thiếu chú ý), ù tai (gây ra tiếng chuông như tai trong tai, chấn thương đầu nghiêm trọng, rối loạn ăn uống như chán ăn, hội chứng down và bệnh Alzheimer).
– Bổ sung đủ lượng kẽm giúp trẻ chống lại các bệnh thông thường như ho và cảm lạnh và nhiễm trùng tai. Đồng thời nó có thể chống lại các bệnh do ký sinh trùng như sốt rét.
– Bổ sung kẽm giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó trẻ phát triển tốt, hết còi cọc, suy dinh dưỡng.
– Và cuối cùng, kẽm có thể giúp điều trị bệnh về mắt, AIDS, hen suyễn, tiểu đường, huyết áp cao, v.v.

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

  • Kết hợp bổ sung kẽm với Vitamin C, 2 chất này khi được bổ sung cùng nhau sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng.
  • Không bổ sung kẽm và sắt cùng 1 lúc vì sắt cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể. Do vậy nếu mẹ muốn bổ sung cả 2 vi chất này cho trẻ thì nên bổ sung cách nhau ít nhất 2 tiếng.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sức đề kháng suy giảm thì mẹ nên bổ sung ngay kẽm cho trẻ để tăng miễn dịch tế bào, đồng thời làm giảm độ nặng và thời gian mắc tiêu chảy ở trẻ.
  • Trẻ em sơ sinh (từ 0- 6 tháng tuổi) bú mẹ hoàn toàn cơ thể đã có đủ lượng kẽm cần thiết, do đó không cần bổ sung thêm kẽm. Trẻ từ 6 tháng trở lên mẹ nên chú ý bổ sung kẽm bằng các nguồn tự nhiên như tôm, hàu, cua, rau bina, nấm…

Ngoài việc bổ sung kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm thì mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa kẽm để tăng khả năng hấp thu kẽm, đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể trẻ.

Mẹ có thể tham khảo về sản phẩm và nhận sự tư vấn của các bác sĩ nhi khoa tại đây! Hoặc liên hệ:

Hotline: 0220 5262 002
Website: eunanokid.vn
Fanpage: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ!

]]>
https://eunanokid.vn/bo-sung-kem-cho-tre-2946/feed/ 0