EUNanoKid https://eunanokid.vn Chăm Con Tựa Như Tình Mẹ ! Fri, 19 Apr 2024 03:24:20 +0700 vi hourly 1 3 thời điểm quan trọng trong năm mẹ nhất định phải tăng đề kháng cho con https://eunanokid.vn/3-thoidiem-vang-tangdekhang-cho-con-4777/ https://eunanokid.vn/3-thoidiem-vang-tangdekhang-cho-con-4777/#respond Mon, 11 Sep 2023 07:57:35 +0000 https://eunanokid.vn/?p=4777

95% trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức khỏe còn rất non nớt trong những năm tháng đầu đời. Nếu biết cách tăng đề kháng cho trẻ phù hợp theo từng thời điểm “nhạy cảm”, mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hay dịch bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Eunanokid mách mẹ 3 thời điểm quan trọng trong năm mẹ nhất định phải tăng đề kháng cho con

Thời điểm giao mùa xuân hè tháng 4 và tháng 5

Tháng 4 và 5 thời điểm giao xuân hè

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này

Các bệnh lý trẻ có thể gặp khi giao mùa xuân hè: thủy đậu, sốt phát ban, quai bị, cúm mùa, viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp, bệnh về mắt

Thời điểm chuẩn bị đến trường tháng 8 và tháng 9

Thời điểm đến trường

Thời điểm các bé quay lại trường đi học hoặc thời điểm bé lần đầu “nhập ngũ” ba mẹ nên bổ sung tăng đề kháng cho con. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt, tiếp xúc với nhiều người hơn sẽ khiến bé dễ lây nhiễm các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì vậy, bổ sung 1 liệu trình tăng đề kháng giúp bé vững vàng tới lớp.

Các bệnh lý trẻ có thể gặp trong giai đoạn này: bệnh viêm đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, sốt siêu vi, sốt phát ban, viêm màng não mủ, sốt xuất huyết, bệnh về đường tiêu hóa

Thời điểm lạnh sâu tháng 11 và tháng 12

Thời tiết lạnh sâu

Thời điểm tháng 11, tháng 12 khí hậu ngoài miền Bắc khá lạnh, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm tai…Do đó, việc bổ sung tăng đề kháng cho bé thời điểm lạnh sâu là rất cần thiết, giúp bé có sức đề kháng khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Các bệnh lý có thể gặp trong giai đoạn này: Bệnh tay chân miệng. Bệnh viêm da dị ứng. Bệnh sởi. Bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh cảm cúm. Bệnh hen suyễn. Bệnh nhiễm trùng hô hấp. Bệnh viêm phổi. Bệnh quai bị Bệnh sốt phát ban. …

Ngoài việc tăng cường bằng cách tự nhiên. Mẹ tham khảo ngay Eunanokid Tăng Sức Đề Kháng bổ sung từ đường uống để con có một đề kháng vững vàng tốt hơn trong mùa dịch bệnh.

EUNANOKID – “bảo bối” đồng hành cùng hàng triệu em bé, giúp các bé yêu:

TĂNG CƯỜNG sức đề kháng, GIẢM số lần ốm trong năm

GIẢM nguy cơ nhiễm khuẩn, lây nhiễm virus

PHỤC HỒI nhanh sức khỏe của con sau ốm

Tham khảo ngay sản phẩm tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/Eunanokid.vn

Website: https://eunanokid.vn/sp/eunanokid-tang-suc-de-khang-cua-tre/

Hotline tư vấn: 0365.365.168

 

 

]]>
https://eunanokid.vn/3-thoidiem-vang-tangdekhang-cho-con-4777/feed/ 0
Nguyên tắc tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên cho trẻ https://eunanokid.vn/tang-cuong-suc-de-khang-duong-ho-hap-tren-4222/ https://eunanokid.vn/tang-cuong-suc-de-khang-duong-ho-hap-tren-4222/#respond Tue, 04 Sep 2018 02:44:50 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4222 Vào lúc thời tiết giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, trẻ rất dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đối với trẻ nhỏ, cơ địa bị dị ứng, sức đề kháng yếu nên khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm. Nếu không có những biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời, bệnh có thể phát đi phát lại nhiều lần và trở nặng biến chứng thành viêm phổi, viêm phế quản rất có hại cho sức khoẻ. Mẹ đã biết các tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên để bảo vệ con trong mùa lạnh sắp tới.

tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thực sự nghiêm trọng

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, phế quản, xoang. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với những tác nhân gây bệnh, do đó rất dễ bị viêm. Nhẹ có thể là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…có thể dẫn tới viêm hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Nếu viêm hô hấp trên thể nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp và có thể dẫn đến tử vong.
Viêm đường hô hấp trên là một căn bệnh phổ biến, đa phần tự khỏi sau 1 tuần hoặc sớm hơn nếu cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên bệnh có thể chuyển nặng ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ có sức đề kháng yếu hoặc do cha mẹ không chú ý tới cách chăm sóc trẻ.

Bé Ken 4 tuổi con của chị Loan là một ví dụ. Lúc nào cũng vậy, cứ thời tiết thay đổi là thằng bé ốm, nhẹ thì sổ mũi, viêm họng, nặng thì nhập viện vì viêm phổi. Mùa đông năm ngoái, Ken bị ốm. Ban đầu chỉ là ho và sổ mũi nhẹ nên chị Loan vẫn cho con đi học và nhờ cô giáo cho con uống thuốc ho dạng siro làm dịu họng chị tự mua ngoài hiệu thuốc. Nhưng sau 1 tuần thì con không những không đỡ mà còn có dấu hiệu nặng thêm, bé khò khè, ho có đờm, người mệt. Vì bận và nghĩ năm nào con chả bị thế, ho kiểu này thì mấy liều kháng sinh là xong nên chị đổi sang cho con uống thuốc kháng sinh. Lại thêm mấy ngày kháng sinh nữa mà con vẫn không khỏi, mà còn khó thở, bỏ ăn, sốt nên 2 vợ chồng chị mới tá hoả mang con đi khám. Bác sĩ kết luận Ken bị viêm phổi cấp và phải nhập viện điều trị.

Vào thời điểm chuyển mùa, đi vào bệnh Nhi hoặc khoa Nhi của bất cứ bệnh viện nào, trường hợp như bé Ken không hề hiếm gặp. Tuy đây là bệnh nhẹ, dễ điều trị nhưng lại hay tái phát và có những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên-1

Mùa thu tỉ lệ trẻ mắc viêm đường hô hấp trên tăng mạnh

Tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên để phòng bệnh cho trẻ

Thời điểm giao mùa đang đến gần nhiều bậc cha mẹ lại bắt đầu lo lắng cho sức khoẻ của con em mình. Tuy nhiên nếu biết cách kết hợp các phương pháp căn bản dưới đây, mẹ có thể bảo vệ trẻ phần nào trước tác nhân gây bệnh đường hô hấp:
– Cân bằng chế độ dinh dưỡng với 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm chất đạm – chất béo – tinh bột – protein & khoáng chất. Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ.
– Bổ sung vitamin cho trẻ, nhất là vitamin A, C. Vitamin A khi được nạp vào cơ thể hỗ trợ các chất nhầy ở đường hô hấp giữ lại các tác nhân gây bệnh, giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn. Vitamin C tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ hệ miễn dịch từ đó tăng khả năng chống lại vi khuẩn. Vitamin A có nhiều trong những loại củ quả có màu đỏ, vàng như cà chua, đu đủ, khoai lang…còn Vitamin C có nhiều trong quả có múi như cam, quýt, chanh, bưởi…
– Giữ ấm cơ thể trẻ nhất là phần ngực, cổ, bàn tay, bàn chân và cho trẻ uống nước ấm. Luôn đeo khẩu trang và giữ ấm toàn thân khi cho trẻ đi ra ngoài, tránh gió lạnh, hạn chế bụi và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ qua “mũi họng”.
– Khuyến khích con giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày. Trẻ hiếu động thích cầm nắm những đồ vật xung quanh, nên đây là vùng da chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập được vào cơ thể trẻ.
– Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giờ: Giấc ngủ có quan hệ mật thiết với sức khoẻ và trí tuệ của trẻ. Khi ngủ các tế bào tăng trưởng hoạt động mạnh giúp cơ thể trẻ cao lớn, đồng thời các tế bào miễn dịch cũng sản sinh nhiều hơn, từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng đề kháng với mầm bệnh.
– Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ: Mẹ nên cho trẻ, nhất là những trẻ có sức đề kháng yếu, trẻ bị dị ứng đi tiêm phòng cúm hàng năm, đúng theo lịch tiêm phòng của bộ y tế. Tiêm phòng không phải là trẻ sẽ hoàn toàn không bao giờ mắc bệnh đường hô hấp, nhưng nó giúp giảm độ nặng và tần suất mắc bệnh.

tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên-2

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ giúp giảm tần suất mắc bệnh

– Giữ vệ sinh mũi, họng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch muối biển. Nó không những giúp làm sạch bụi bẩn, các tạp chất, chất gây dị ứng giúp mũi thông thoáng, mà còn giữ ẩm và khôi phục niêm mạc mũi.
Để trẻ luôn được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cha mẹ nên tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể cho trẻ. Ngoài tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập khoa học thì cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tăng sức đề kháng trước ít nhất 1 tháng khi bước vào thời điểm giao mùa. Việc này sẽ giúp hạn chế mầm bệnh tấn công, giúp bé nhanh phục hồi và bệnh không tiến triển nặng thêm nếu chẳng may trẻ mắc phải.
Nếu bé có các biểu hiệu của viêm đường hô hấp trên cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Vì bệnh này lây lan qua không khí nên nếu trẻ ốm mẹ nên cho con nghỉ học vừa để bảo vệ sức khoẻ của con, vừa tránh lây cho bạn khác. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống vì viêm đường hô hấp là do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng. Hơn nữa tự ý cho trẻ dùng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo cốm tăng sức đề kháng Eunanokid tại đây!

]]>
https://eunanokid.vn/tang-cuong-suc-de-khang-duong-ho-hap-tren-4222/feed/ 0
Nguy hại khôn lường từ việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ https://eunanokid.vn/cho-tre-dung-thuoc-khang-sinh-vo-toi-va-4201/ https://eunanokid.vn/cho-tre-dung-thuoc-khang-sinh-vo-toi-va-4201/#respond Tue, 04 Sep 2018 01:38:55 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4201 Thuốc kháng sinh là một từ rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Khi mắc phải các bệnh thông thường như cảm cúm, ho, sổ mũi…mẹ thường tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về cho con uống. Điều này đang làm gia tăng tình trạng kháng thuốc ở trẻ, có tới 30% trẻ em nhập viện có vi khuẩn kháng thuốc trong phân. Việc cha mẹ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ có thể khiến trẻ em gặp nguy hiểm.

 trẻ dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ

 

Báo động tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh

Tình trạng mua bán thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng mà không cần hoá đơn đang diễn ra hàng ngày một cách dễ dàng ở nước ta. Chỉ cần cảm thấy trong người có những biểu hiện không khoẻ như ho, sốt, sổ mũi…là mọi người tự động ra hiệu thuốc mua thuốc, và chủ yếu là được kê cho thuốc kháng sinh về uống.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với những bệnh do vi trùng, còn những bệnh do siêu vi gây ra kháng sinh không có tác dụng. Do đó nếu trẻ bị mắc một trong các bệnh như sốt siêu vi, viêm thanh quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên…thì dùng kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên với hiểu biết chưa tới nơi tới chốn của một bộ phận lớn người dân thì cứ con ốm là cha mẹ bắt đầu cầu cứu thần dược mang tên “kháng sinh”.
Dạo này trời Hà Nội thời tiết khó chịu, sáng nắng chiều mưa nên bé Ánh bị ho, nhất là lúc về đêm và gần sáng bé ho nhiều hơn, giọng bé cũng bị lạc hẳn đi. Thấy con ho chị Linh (mẹ bé Ánh) xót con lắm nhưng vì cũng chỉ là viêm họng nhẹ thông thường, và không muốn cho con dùng thuốc kháng sinh nhiều nên chị chỉ cho con súc miệng bằng nước muối và áp dụng những bài thuốc dân gian chữa ho cho con. Trong khi chồng và mẹ chồng chị thì cứ bắt chị phải đi mua thuốc kháng sinh về cho bé uống: “Không cho nó uống kháng sinh thì làm sao mà khỏi được.”, “Để nó ho mãi thế, chờ cái gì nữa mà không mua thuốc kháng sinh về cho nó uống đi”.
Sẽ có bao nhiêu người mẹ giống chị Linh kể trên, hiểu được tác hại của việc lạm dụng kháng sinh nên không muốn cho con dùng khi chưa cần thiết. Hay chỉ cần ra thẳng hiệu thuốc mua 2-3 ngày thuốc về, rồi ép con uống một lúc 5- 7 loại thuốc là con sẽ khỏi.
Việc sử dụng kháng sinh không đúng bệnh, không đủ liều lượng, hay vượt quá liều quy định, dùng kháng sinh kéo dài, lạm dụng kháng sinh…không những không khỏi bệnh mà còn rước thêm những bệnh khác vào người. Hơn nữa việc này còn khiến cho các vi khuẩn không bị diệt hết, một số loại còn tự đột biến gây ra tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc.
Hơn nữa thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà nó còn tiêu diệt cả những lợi khuẩn, do đó việc dùng kháng sinh vô tội vạ sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

 trẻ dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ-1

Người dân dễ dàng mua thuốc không kê đơn

Nguy hiểm khôn lường từ việc trẻ dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ

Cứ con ốm là cho uống kháng sinh mà nhiều cha mẹ không biết rằng có những hậu quả khôn lường đằng sau nó:
Tác dụng phụ đầu tiên là dị ứng, hen suyễn, sốc phản vệ diễn ra ngay sau khi mẹ cho trẻ dùng thuốc. Nó có thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc kháng sinh nặng, dẫn tới tử vong mà khó tiên đoán trước được.
– Giết chết vi khuẩn đường ruột có lợi: Dùng thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi. Nhất là khi dùng trong thời gian dài, tự tiện dùng không đúng chỉ dẫn sẽ giết chết cả các lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đường ruột bị mất cân bằng, các vi khuẩn xấu sẽ hoành hành dẫn tới rối loạn đường tiêu hoá, giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, trẻ biếng ăn, cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng. Nếu trẻ cần phải sử dụng kháng sinh kéo dài, mẹ nên chú trọng việc bổ sung men vi sinh, chất xơ tự nhiên giúp kích thích sự sản sinh lại của các lợi khuẩn.
Đầu độc các cơ quan nội tạng: Các cơ quan nội tạng nhất là gan, thận bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi sử dụng kháng sinh. Nếu sử dụng kháng sinh thường xuyên cho trẻ, gan và thận phải quá tải để thải độc dễ khiến trẻ sau này bị mắc các bệnh về gan, thận.
Một số kháng sinh khác gây nhiễm độc tiền đình, dẫn tới chóng mặt, rung giật nhãn cầu, ù tai, mất thính lực. Những tổn thương này là không thể chữa khỏi, không thể phục hồi được gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ.
Tạo ra các siêu vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh tuỳ tiện, không theo chỉ dẫn của bác sĩ tạo ra hiện tượng siêu khuẩn kháng thuốc. Khi vi khuẩn tiếp xúc với cùng 1 loại thuốc, nó sẽ biến thể thành một dạng khác, dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Nói cách khác, vi khuẩn vẫn sống, sinh sôi và phát triển ngay cả khi cơ thể đang được điều trị bằng kháng sinh.
Suy giảm hệ miễn dịch: Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể trẻ kích thích sản sinh ra các cơ chế chống lại tác nhân gây bệnh. Nhiều cha mẹ thấy con vừa chớm bệnh đã cho sử dụng kháng sinh, hệ miễn dịch vì thế mà không được kích hoạt lâu ngày dẫn tới suy giảm, nặng hơn là tê liệt.
Bên cạnh đó việc lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt hệ vi khuẩn đường ruột, trong khi chúng là động cơ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ vi khuẩn đường ruột tổn thương đồng nghĩa với hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm.

 trẻ dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ-2

Lạm dụng kháng sinh là cha mẹ đang âm thầm giết chết con

Thay đổi nhận thức về sử dụng kháng sinh

Hiểu đúng về kháng sinh để sử dụng kháng sinh “đúng”, “ đủ” là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ của trẻ và đẩy lùi tình trạng kháng thuốc.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh như một loại thuốc thông thường vì nó chỉ tiêu diệt được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, do đó chỉ nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu hay bằng chứng của sự nhiễm khuẩn một cách chắc chắn.
Mua và sử dụng kháng sinh theo đúng đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng kháng sinh tuỳ tiện. Nên sử dụng kháng sinh đủ liều lượng, đủ thời gian, không dừng thuốc quá sớm khi thấy dấu hiệu bệnh vừa mới thuyên giảm sẽ khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt hết mà còn có cơ hội làm quen với thuốc và “tiến hoá” cao hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hoặc sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng tăng sức đề kháng (xem tại đây!) giúp bảo vệ con trước những tác nhân gây bệnh.

 

]]>
https://eunanokid.vn/cho-tre-dung-thuoc-khang-sinh-vo-toi-va-4201/feed/ 0
10 giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm https://eunanokid.vn/10-meo-tang-suc-de-khang-cho-tre-sau-om-4166/ https://eunanokid.vn/10-meo-tang-suc-de-khang-cho-tre-sau-om-4166/#respond Tue, 28 Aug 2018 01:41:37 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4166 Trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, gây ra các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá…Sau mỗi trận ốm trẻ thường bị sụt cân, đắng miệng nên cảm giác ăn không ngon, ít vui đùa, trẻ cũng rất dễ bị ốm lại và sức khoẻ của trẻ cần thời gian để hồi phục. Mỗi lần trẻ ốm như vậy khiến mẹ rất vất vả để chăm sóc cả trong và sau khi ốm. Dưới đây là 10 giải pháp tăng sức đề kháng cho tr sau ốm giúp con nhanh phục hồi sức khoẻ và bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh về sau.

tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm

Sau mỗi trận ốm, sức khoẻ con suy giảm rõ rệt

Cũng giống với chúng ta, sau mỗi trận ốm cơ thể trẻ không thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường được. Sẽ mất vài ngày để cơ thể hồi phục, chuyển từ trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ủ rũ sang năng động, hoạt bát, ăn uống ngon miệng và thích cười đùa, vận động. Trong thời gian ốm, các tế bào khoẻ mạnh bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh, các virus lây lan nhanh chóng và giết chết hàng tỷ các tế bào. Lúc này trẻ thấy mệt mỏi và đau do các cơ quan bị tổn thương.
Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và khả năng tiêu hoá thức ăn, đồng thời cơ thể phải tiêu thụ nhiều năng lượng trong khi bị ốm nên dẫn tới tình trạng trẻ chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Bên cạnh đó dùng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị cũng giết chết các lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hoá gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn.
Khi tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng kéo dài sẽ dẫn mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ bị sụt cân.
Hơn nữa sau khi ốm hệ thống miễn dịch cũng bị ảnh hưởng, suy giảm do đó trẻ rất dễ bị các yếu tố gây bệnh khác tấn công, dễ ốm lại trong thời gian ngắn. Để giúp trẻ nâng cao sức khoẻ, giảm ốm vặt thì tăng cường sức đề kháng cho trẻ sau ốm, nâng cao chất lượng hệ miến dịch là điều mà cha mẹ cần quan tâm hơn cả.

10 giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm

1. Cân bằng dinh dưỡng, tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh

Sau khi ốm cơ thể trẻ mất nhiều năng lượng và mất cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên vào lúc này trẻ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miện do đó nếu mẹ bắt ép trẻ phải ăn thật nhiều, ăn những món trẻ không thích sẽ khiến con cảm thấy khó chịu hơn. Trước hết mẹ hãy cho con ăn đồ ăn loãng như cháo, súp sau đó dần dần tăng độ đặc của thức ăn lên và dần dần trở về chế độ ăn uống ban đầu.
Mẹ nên bồi bổ cho trẻ chế độ ăn đa dạng, cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất đạm – tinh bột – chất béo – vitamin, nhưng nên chú trọng hơn đến chất đạm và các loại vitamin & khoáng chất. Tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, nhất là những loại thực phẩm giàu Vitamin C(cam, quýt, bưởi, rau bina, cà chua, ớt chuông…) để cải thiện hệ thống miễn dịch. Hơn nữa trong rau quả có chứa nhiều chất xơ có lợi cho đường ruột. Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và đường, đồ ăn nhanh sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá.
Cho trẻ ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày để kích thích sự sản sinh của những vi khuẩn có lợi, làm cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hoá thức ăn.

10 mẹo tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm-1

Tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh cho trẻ

>>Tham khảo: “Các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

2. Chia nhỏ bữa ăn

Trẻ thường cảm thấy ăn không ngon miệng sau khi ốm,nếu ép trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa ăn sẽ khiến trẻ thấy áp lực. Hơn nữa hệ tiêu hoá của trẻ đang bị tổn thương, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hoá quá tải, càng khiến trẻ mệt mỏi hơn. Để bé được đói nhưng không bị sụt cân, mẹ hãy cho trẻ ăn mỗi bữa cách nhau 2 tiếng. Sau bữa chính mẹ hãy cho trẻ ăn thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa chua lành mạnh. Chia nhỏ lượng thức ăn và tăng các bữa ăn giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất.

3. Tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, kẽm, selen…mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch của trẻ.
Vitamin A còn được gọi với cái tên “vitamin chống nhiễm khuẩn”, nó đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch tế bào và hệ miễn dịch dịch thể, chống lại sự tấn công của các vius gây bệnh.
Vitamin C cần thiết cho sự phát triển bình thường của các mô liên kết như xương, sụn, tăng sự bền vững của các mao mạch, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hoá có hại. Nó còn có chức năng chống và hạn chế dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, giúp vết thương mau lành, tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.
Selen là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong men glutathione peroxidase, có ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, trong đó có sự hoạt động và phát triển của bạch cầu. Cơ thể không được cung cấp đủ lượng selen cần thiết sẽ gây ức chế chức năng miễn dịch, ức chế khả năng chống nhiễm trùng.
Rất may những loại vitamin và khoáng chất này có rất nhiều trong các loại thực phẩm lành mạnh hàng ngày như sữa, cá, thịt bò, rau xanh, bưởi, hải sản…Vì vậy mẹ có thể dễ dàng bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.

4. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ với sức đề kháng của trẻ. Khi trẻ ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực hơn, cơ thể sẽ chống chọi với các tác nhân gây bệnh hiệu quả nhất. Hơn nữa các bạch cầu và thực bào truy lùng các độc tố, vi khuẩn, virus…gây bệnh hoạt động mạnh mẽ nhất vào ban đêm, khi cơ thể chìm vào giấc ngủ.
Đối với trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi) trẻ thường ngủ từ 16- 20 tiếng mỗi ngày và hầu như chỉ tỉnh giấc vào lúc đói. Từ 6 -12 tháng tuổi thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ giao động 12 – 15 tiếng, với 3 tiếng ngủ buổi trưa.  Trẻ 1-3 tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới nên bé chỉ ngủ khoảng 13 tiếng mỗi ngày, với 2-3 tiếng ngủ trưa. Mẹ nên chú ý thời gian ngủ tối thiểu của trẻ giai đoạn 3- 5 tuổi nên là 12 tiếng. Khi trẻ lớn hơn, thời gian ngủ giảm, nhưng vẫn nên đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi 10-12 tiếng mỗi ngày.
Do vậy giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ không chỉ tăng cường sức đề kháng của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn.

tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm-2

Cho trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch

5. Uống đủ nước

Nguyên tắc đầu tiên để có một cơ thể khoẻ mạnh, vận động trơn tru là phải uống đủ nước. Nước đảm bảo cho quá trình máu mang oxy đi khắp các tế bào trong cơ thể, hỗ trợ quá trình thải độc tố khỏi cơ thể. Chính vì vậy uống đủ nước giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng của trẻ. Mẹ có thể cho con uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhu cầu nước hàng ngày của trẻ là 150ml/kg cân nặng/ngày, trẻ vị thành niên là 40ml/ kg cân nặng/ ngày. Mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ.

6. Khuyến khích trẻ vận động, luyện tập thường xuyên

Để cải thiện sức đề kháng cho trẻ không thể không kể tới việc tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi vận động số lượng bạch cầu được tăng cường, cải thiện lưu thông máu, cải thiện sức khoẻ và giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Vận động cũng làm tăng khả năng giữ oxy của phổi, các tế bào miễn dịch cũng mạnh mẽ hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cha mẹ hãy cũng con luyện tập những môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, chạy bộ…vừa nâng cao sức khoẻ vừa kích thích trẻ tăng trưởng chiều cao.

7. Tập cho trẻ các thói quen tốt ngay từ nhỏ

Vi sinh vật sống trên bề mặt da của trẻ và chúng dễ dàng tấn công vào cơ thể nếu trẻ không biết giữ gìn vệ sinh. Mẹ hãy tập cho con thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ ngay từ khi còn bé. Từ những việc nhỏ nhất như đáng răng ngày 2 lần sáng tối, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa thường xuyên…để trẻ có ý thức bảo vệ bản thân, tránh đưa vi khuẩn vào người, từ đó giúp kiếm soát bệnh tật.

tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm-3

Tập cho con thói quen rửa tay trước khi ăn

8. Hạn chế ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não và hệ thống miễn dịch. Ăn nhiều nhất là đồ ăn nhanh, đồ ăn không lành mạnh dẫn đến tăng cân khó kiểm soát và làm hệ thống tiêu hoá yếu hơn. Trong khi đó hệ thống tiêu hoá và miễn dịch có liên kết trực tiếp với nhau. Đường tiêu hoá không tốt sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng suy giảm, giảm khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.

9. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường

Cha mẹ Việt thường có thói quen bao bọc con rất kỹ từ khi trẻ sinh ra cho tới lúc con lớn lên. Họ hạn chế và có nhiều người còn cấm đoán không cho trẻ ra ngoài vui chơi, sợ con lấm bẩn, thấy dơ khi con nhặt đồ dưới đất. Chính vì vậy mà các bạch cầu trung tính trong cơ thể, đơn vị đóng vai trò chống lại bệnh truyền nhiễm và vật thể lạ trong máu trở nên càng mẫn cảm ơn khi vi khuẩn xuất hiện.
Hãy cho trẻ thường xuyên ra ngoài vận động, tiếp xúc với môi trường xung quanh để con học cách “sống chung với lũ”, cho phép cơ thể làm quen với hệ vi khuẩn phong phú, từ đó tăng khả năng đề kháng.

10.Tăng sức đề kháng cho trẻ với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Cơ thể trẻ có khoẻ mạnh mới có thể chống lại bệnh tật, và sức đề kháng có tốt thì trẻ mới phòng chống được sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh, giảm tình trạng ốm vặt. Vào thời điểm giao mùa cũng như sau khi ốm dậy, trẻ rất dễ bị các mầm bệnh tấn công. Để chủ động phòng bệnh cho con, cách tốt nhất và an toàn nhất chính là tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kể trên thì mẹ nên tham khảo thêm việc bổ sung cho trẻ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm tăng cường sức đề kháng Eunanokid.
Sự kết hợp giữa Thymomodulin với kẽm, selen và L-lysine tạo ra một sản phẩm vừa tăng sức đề kháng cho trẻ vừa kích thích trẻ ăn ngon.
Để được tư vấn về tình trạng của trẻ, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ xin vui lòng liên hệ tới số hotline: 0220 6252 002 để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu hơn.
Website: eunanokid.vn
Fanpage: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ!

 

]]>
https://eunanokid.vn/10-meo-tang-suc-de-khang-cho-tre-sau-om-4166/feed/ 0
Tuyệt chiêu “vàng” tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa https://eunanokid.vn/10-bi-quyet-tang-suc-de-khang-cho-tre-4142/ https://eunanokid.vn/10-bi-quyet-tang-suc-de-khang-cho-tre-4142/#respond Sat, 25 Aug 2018 01:12:53 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4142 Các mẹ có con nhỏ thường hay luẩn quẩn trong vòng tròn “Đề kháng yếu – Con hay ốm – Biếng ăn – Còi cọc”. Để bẻ gãy vòng tròn này thì việc trước tiên mẹ cần phải cải thiện sức đề kháng cho trẻ, con có đề kháng tốt mới giảm được tình trạng ốm vặt, từ đó mới hết được biếng ăn để phát triển khoẻ mạnh. Vậy mẹ đã biết bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa chưa?

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị ốm vặt

Các bệnh trẻ thường gặp lúc chuyển mùa

Khi giao mùa thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, cũng là lúc các mẹ đau đầu vì trẻ thường dễ mắc bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp, rối loạn đường tiêu hoá. Một số căn bệnh trẻ thường mắc phải khi giao mùa phải kể đến:

Cảm cúm: Vào thời điểm giao mùa, người già và trẻ em, những đối tượng có hệ miễn dịch kém thường dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi bị cảm cúm trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, đau đầu, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…Bệnh này dễ lây qua đường hô hấp nên mẹ cần cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, cho bé ăn uống đồ ấm, giữ ấm cơ thể cho trẻ. Đặc biệt là tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Viêm tiểu phế quản: Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là ho, sốt, chảy nước mũi, sau vài ngày thì bắt đầu thở nhanh và suy hô hấp. Những dấu hiệu ban đầu gần giống với cảm cúm thông thường, tuy nhiên mẹ nên chú ý tới tình trạng của trẻ. Nếu trẻ bỏ bú, bú kém, li bì, thở nhanh, ho khò khè, co rút lồng ngực, người tím tái thì cần phải cho trẻ nhập viện ngay. Khi trẻ mắc viêm tiêu phế quản nhẹ, cha mẹ có thể để điều trị tại nhà bằng cách: cho trẻ uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu cơn ho. Sử dụng dung dịch nước muối pha loãng để vệ sinh mũi, họng cho trẻ. Lấy thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt), trị ho, tan đờm theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng bệnh nhanh chóng bị đẩy lui.
Viêm đường hô hấp: Các loại vius gây viêm đường hô hấp bắt đầu sinh sôi nhiều vào khoảng thời gian giao mùa, và chúng tấn công vào cơ thể với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ, nhất là hệ hô hấp. Virus này có thể gây ra viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây qua nước bọt, tiếp xúc với đồ dùng của người nhiễm bệnh. Khi bị viêm đường hô hấp trẻ thường bị sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh và đau toàn thân, ho, đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ, khó thở, chán ăn. Để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp mẹ nên giữ vệ sinh thân thể nhất là tay chân của bé luôn sạch sẽ. Giữ ấm cơ thể và hạn chế cho bé đến nhưng nơi đông người. Đeo khẩu trang và tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bệnh viêm mũi: Không khí ô nhiễm cùng với thời tiết lúc chuyển mùa là nguyên nhân chính gây nên các bệnh liên quan đến bệnh viêm mũi, viêm xoang. Nếu thấy mũi trẻ đỏ lên, trẻ hay ngoáy mũi, hắt hơn liên tục thì có khả năng cao là trẻ đã bị viêm mũi. Ngoài ra trẻ có thể bị sốt cao, khó ngủ, hay quấy khóc, chảy nước mũi. Chính vì vậy khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng cổ và ngực. Vệ sinh mũi, họng, vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhất là rau xanh và hoa quả đề tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa-1

Tiêu chảy: Tiêu chảy do virus rota gây ra, thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa đông, đặc biệt là những bé dưới 3 tuổi. Nhiều bé có biểu hiện ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Sau đó trẻ bắt đầu nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Cơ thể bắt đầu mất nước, mất muối, nếu không được bổ sung lại kịp thời có thể dẫn tới truỵ mạch thậm chí tử vong. Chính vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy mẹ phải cho trẻ uống nhiều nước và chất điện giải, cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu như cháo loãng, súp. Mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy, bên cạnh đó luôn luôn phải chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn và chế biến món ăn, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.
Viêm tai: Mùa đông là mùa mà tỉ lệ trẻ mắc bệnh viêm tai cao nhất trong năm. Khi mắc bệnh trẻ em thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, có một vài trường hợp trẻ còn buồn nôn. Để phòng tránh căn bệnh này mẹ hãy cho trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc hoặc ô nhiễm. Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh và tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh. Giữ vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ bằng cách vệ sinh với nước muối pha loãng, sau đó dùng tăm bông thấm khô để tránh tích tụ nước trong tai có thể gây ra viêm nhiễm.

Mách mẹ bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Một mẹ có nickname Mỹ Dung lên diễn đàn than vãn: “Chào các mẹ. Con mình phải uống sữa ngoài hoàn toàn do mẹ không có sữa. Cháu rất hay ốm nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Tính từ khi tròn 5 tháng tuổi đến giờ, mỗi tháng đều bị ốm một lần, làm mẹ cháu héo hắt, xót lắm. Cứ mỗi lần ốm mẹ con lại đèo bồng nhau đi viện, lần nào bác sĩ cũng kê cho một đống thuốc kháng sinh, kháng viêm…cho con uống. Con càng ốm, càng uống nhiều thuốc thì người lại càng còi, chăm mãi chẳng lớn được. Em sợ cho con uống nhiều thuốc kháng sinh thì hại sức khoẻ, nhưng nếu không cho con uống thì không hết được bệnh. Các mẹ có cách gì để bé đỡ ốm vặt chỉ giúp em!”

Không chỉ mình mẹ Dung mà đây cũng là tâm sự của rất nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm cao, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các loại khi khuẩn, virus gây bênh sinh sôi. Đây chính là thời điểm bùng phát các loại dịch như sốt xuất huyết, cúm, viêm đường hô hấp…Trẻ em, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém là những đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khoẻ, để bảo vệ trẻ khỏi nhưng tác nhân gây bệnh thì ngoài việc phòng tránh các bệnh tật nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ cũng cần phải bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có được sức đề kháng tốt nhất, chống lại các loại vi khuẩn, vius xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Để con có được sức đề kháng tốt, mẹ cần lưu ý:

–   Cho trẻ bú sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất để cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như các chất miễn dịch thiết yếu mà trẻ cần. Các chất miễn dịch này giúp bé phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng tai…Trong trường hợp mẹ thiếu sữa thì nên cho trẻ uống sữa non, sữa công thức phù hợp với thể trạng của trẻ.

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa-2

Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • Rau củ, trái cây: Rau củ, trái cây chứa nhiều loại Vitamin nhất là những loại quả giàu Vitamin C như cam, bưởi…có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé. Hơn nữa trong rau củ còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá. Nguồn prebiotic dồi dào cũng giúp cho đường ruột khoẻ mạnh, tăng cường hâp thu dưỡng chất và đào thải độc tố khỏi cơ thể.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Nấm, sữa, sữa chua, rau chân vịt, hải sản…rất giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Đồng thời giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh vặt. Cho trẻ nhỏ ăn sữa chua còn giúp cân bằng và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Sữa chua còn kích thích sự thèm ăn ở trẻ và tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Uống nước đầy đủ: Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia…
  • Bổ sung selen: Các động vật có vỏ như tôm hùm, sò, cua, hàu chứa selen giúp các tế bào bạch cầu sản xuất các cytokine-protein giúp loại bỏ vi rút gây bệnh như vi rút cúm ra khỏi cơ thể.

– Rèn cho trẻ thói quen tốt: Để phòng chống lại những căn bệnh dễ mắc phải khi giao mùa thì chính bản thân trẻ cũng cần có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, kể cả từ những việc nhỏ nhất. Muốn được như vậy thì các bậc cha mẹ cần luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ bé.

  • Đánh răng ngày 2-3 lần mỗi ngày.
  • Súc miệng bằng nước muối để bảo vệ sức khoẻ răng miệng, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn.
  • Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đúng giờ.

– Rèn luyện thân thể: Sai lầm rất lớn của các bậc cha mẹ là bao bọc con quá mức, luôn giữ bé ở trong nhà thay vì cho con ra ngoài chơi đùa. Chính vì vậy mà khi bé ra ngoài sẽ dễ bị mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác. Việc cho trẻ vận động, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài giúp trẻ dễ dàng thích nghi và tăng các đáp ứng miễn dịch. Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên như chạy bộ, đá bóng, bơi lội…vừa nâng cao sức khoẻ, vừa kích thích hệ miễn dịch phát triển.

– Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng chống các bệnh như sởi, thuỷ đậu, viêm gan, viêm não…

– Không tuỳ ý cho trẻ sử dụng kháng sinh: Mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng, tự ý tăng hoặc giảm liều lượng uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tự ý cho con sử dụng kháng sinh sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc” dẫn tới cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn ở môi trường xung quanh.

Ngoài ra mẹ khi thời tiết giao mùa, mẹ cần chú ý:

– Giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là phần ngực và tay chân, vì khi giao mùa trẻ thường dễ bị cảm lạnh và mắc phải các bệnh tai mũi họng.
– Giữ phòng ngủ của trẻ luôn thoáng, đủ sáng, sạch sẽ.
– Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và đến những nơi công cộng. Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn gây bệnh lây qua đường hô hấp.
– Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lạnh.
– Khuyến khích trẻ tăng cường vận động để nâng cao sức khoẻ.

Điều quan trọng nhất để trẻ có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh vào cơ thể là phải có một sức đề kháng tốt. Cốm Eunanokid tăng sức đề kháng là một loại thực phẩm chức năng kết hợp giữa Thymomodulin với kẽm, selen và L-lysine giúp kích thích trẻ ăn ngon vừa hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ.

Để được tư vấn về tình trạng của trẻ, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ xin vui lòng liên hệ tới số hotline: 0220 6252 002 để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu hơn.
Website: eunanokid.vn
Fanpage: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ!

]]>
https://eunanokid.vn/10-bi-quyet-tang-suc-de-khang-cho-tre-4142/feed/ 0