EUNanoKid https://eunanokid.vn Chăm Con Tựa Như Tình Mẹ ! Fri, 19 Apr 2024 03:24:20 +0700 vi hourly 1 Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi https://eunanokid.vn/che-do-dinh-duong-cho-tre-tu-0-3-tuoi-4105/ https://eunanokid.vn/che-do-dinh-duong-cho-tre-tu-0-3-tuoi-4105/#respond Sat, 18 Aug 2018 01:00:23 +0000 http://eunanokid.vn/?p=4105 Dinh dưỡng cho trẻ em phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, không những đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống mà phải đảm bảo đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính, mức độ hoạt động. Vậy nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi phải như thế nào để hợp lý nhất?
Mời các mẹ cùng tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mà các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh (từ 0 – 6 tháng tuổi)

Trong 6 tháng đầu đời dinh dưỡng vàng dành cho trẻ chính là sữa mẹ. Trong sữa mẹ không chỉ chứa chất béo, protein, carbohydrate mà còn chứa một lượng kháng thể lớn. Do đó nó là sự lựa chọn dinh dưỡng hoàn hảo đồng thời cung cấp sự bảo vệ giúp cơ thể non nớt của trẻ chống lại một số bệnh tật.
Trong thời gian này trẻ thường ăn 8 – 12 lần mỗi ngày, hoặc cứ trung bình 2 tiếng bé sẽ đòi bú một lần. Ngoài sữa mẹ thì mẹ không nên cho bé ăn thêm gì khác, kể cả là uống nước.
Trong trường hợp mẹ không thể cung cấp sữa cho con thì có thể cho trẻ sử dụng sữa công thức nhưng lượng uống mỗi lần không nên vượt quá 150ml.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi

Thức ăn cho trẻ:

  • Trẻ từ 0 – 3 tuần tuổi: Mỗi lần cho uống từ 30 – 90ml sữa, mỗi cữ cách nhau từ 2- 3 tiếng (từ 8 – 12 lần mỗi ngày). Mức sữa trẻ tiêu thụ mỗi ngày rơi vào khoảng 240 – 700ml.
  • Trẻ từ 3 tuần – 3 tháng tuổi: Mỗi lần cho uống từ 90- 120ml sữa, mỗi ngày cho bú từ 6- 8 lần. Mức sữa trẻ tiêu thụ mỗi ngày rơi vào khoảng 700 – 950ml.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi lần cho uống từ 120 – 230ml sữa, mỗi ngày cho bú 4 – 8 lần. Mức sữa trẻ tiêu thụ mỗi ngày rơi vào khoảng 700 – 950ml.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ trên 6 tháng đến 1 tuổi

Kể từ tháng thứ 6 mẹ đã có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng, đến đặc dần, rồi chuyển qua thức ăn rắn. Từ ít loại thực phẩm tới nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn. Đây chính là cách để trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm và tập kỹ năng nhai nuốt thức ăn.
Trẻ trong giai đoạn này cần một lượng năng lượng lớn hơn, đồng thời cần được bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo, chất sắt để giữ cho cơ thể phát triển tốt. Dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, chưa được hoàn thiện nên không thể nạp một lượng lớn thức ăn mỗi bữa. Do đó mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn, ngoài 3 bữa chính cần cho trẻ ăn thêm 1- 3 bữa phụ.
Bên cạnh chế độ ăn chính với bột, cháo, cơm…trẻ vẫn cần được bổ sung từ 400 – 500ml sữa mỗi ngày. Ngoài sữa mẹ thì có thể cho trẻ uống thêm sữa bò, sữa đậu nành, sữa bột nguyên kem.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi-1

Thức ăn tham khảo cho trẻ:

Trẻ trong giai đoạn này cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm chất chính: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

  • Sữa mẹ hoặc các loại sữa bò, sữa bột.
  • Bột hoặc cháo xay nhuyễn với khoai lang, các loại rau xanh, thịt, cá… Ban đầu là cho trẻ ăn cháo loãng, sau đó đặc dần để luyện cho trẻ cách nhai nuốt thức ăn.
  • Hoa quả như táo, chuối, bơ nghiền nhuyễn.

Tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 tuổi

Giờ Thứ 2 – thứ 4 Thứ 3 – thứ 5 Thứ 6 – chủ nhật Thứ 7
6h Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml
8h Cháo thịt lợn + rau xay nhuyễn Cháo thịt gà + rau ngót Cháo thịt bò + khoai tây, cà rốt Cháo trứng
10h Chuối tiêu : 1/2 – 1 quả Đu đủ: 100 – 200g Nho: 100 – 200g Xoài: 100- 200g
12h Cháo cua + rau mồng tơi Súp thịt bò+ khoai tây+ cà rốt Cháo tôm + bí xanh Cháo lươn, su su
14h Nước cam vắt Sữa chua Nước cam Nước cam
16h Cháo cá+ rau cải Cháo thịt lợn + rau ngót Cháo thịt gà + bí đỏ Súp cua biển + pho mai
20h Cháo tôm + nấm hương+ su hào Súp đậu xanh + bí đỏ Cháo cá + rau cải Cháo sườn heo + hạt sen + bí đỏ
21h Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2 – 3 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này đã biết đi, trẻ thích vận động do đó mức năng lượng trẻ cần cũng cao hơn. Bộ nhai của trẻ cũng đã hoàn thiện, từ 8 chiếc răng sữa năm 1 tuổi thì đến năm 3 tuổi đã là 20 chiếc nên trẻ đã ăn được các thức ăn rắn thay vì bột và cháo nhuyễn như trước. Giai đoạn này trẻ cần từ 1200 – 1400 calo/ ngày.

Tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 – 3 tuổi

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3,5 Thứ 6, chủ nhật Thứ 7
7h – Sữa đậu nành hoặc sữa bò: 200 – 250ml.

– Bánh mỳ: ½ cái.

– Cháo thịt lợn: 1 bát nhỏ.

– Chuối tiêu: 1 quả

– Phở bò: 1 bát con.

– Đu đủ: 200g

– Cháo thịt gà: 1 bát con.

– Quýt/ cam: 1 quả.

11h – Cơm: 2 lưng bát con.

– Đậu, thịt, trứng.

– Canh cua rau mồng tơi.

– Chuối: 1 quả.

– Cơm: 2 lưng bát con.

– Thịt viên sốt cà chua.

– Canh rau ngót thịt nạc.

– Quýt/ cam: 1 quả.

– Cơm: 2 lưng bát con.

– Trứng trộn thịt rán hoặc hấp.

– Canh cá nấu chua.

– Rau muống xào.

– Dưa hấu.

– Cơm: 2 lưng bát.

– Cá sốt cà chua.

– Canh cải nấu tôm.

– Xoài chín: 200g.

14h30 Súp thịt bò khoai tây – Sữa : 200- 250ml.

– Bánh ngọt: 1 miếng nhỏ.

– Cháo tôm. – Cháo lạc + bí đỏ.
17h – Cơm nát: 2 lưng bát.

– Thịt bò xào giá.

– Canh rau ngót nấu thịt.

– Hồng xiêm.

– Cơm: 2 lưng bát.

-Thịt nạc vai rim.

– Canh cải nấu cá.

– Chuối tiêu: 1 quả.

– Cơm: 2 lưng bát

– Trứng sốt cà chua.

– Canh cua rau muống.

– Quýt/ cam: 1 quả.

– Cơm nát: 2 lưng bát.

– Cà bung.

– Thịt nạc xào xu xu.

– Đu đủ: 200g.

20h – Cháo trứng – Cháo gan – Sữa – Cháo lươn.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm:

  • Nên cho trẻ ăn dặm khi bé được từ 4- 6 tháng tuổi, tối nhất nên là được 6 tháng tuổi.
  • Bên cạnh việc cho trẻ ăn thức ăn dặm mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột, sữa đậu nành.
  • Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, kể cả thấy trẻ ăn ngon miệng trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho trẻ ăn thêm. Vì hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên ăn quá nhiều có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá.
  • Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn loãng, sau đó đặc dần.
  • Lúc đầu khi trẻ mới ăn dặm đồ ăn không nên nêm gia vị do thận trẻ còn yếu, nêm muối sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức.
  • Chọn các thực phẩm sạch, an toàn, tươi. Hạn chế các thực phẩm đông lạnh, đóng hộp.
  • Đa dạng món ăn, đa dạng các loại thực phẩm.

Xem thêm:

Nếu mẹ cần được tư vấn về tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ vui lòng liên hệ hotline: 0220 6252 002 hoặc qua fanpage: EunanoKid – Chăm con tựa như tình mẹ!

]]>
https://eunanokid.vn/che-do-dinh-duong-cho-tre-tu-0-3-tuoi-4105/feed/ 0
5 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ https://eunanokid.vn/5-loai-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-3881/ https://eunanokid.vn/5-loai-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-3881/#respond Mon, 16 Jul 2018 08:37:42 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3881 Ngoài chất đạm, chất béo, chất bột đường thì vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiếu yếu đối với cơ thể trẻ. Chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh. Hãy cùng xem 5 loại vitamin và khoáng chất thiếu yếu mà cơ thể trẻ cần để có thể phát triển khoẻ mạnh.

Dưới đây là 5 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ

1. Sắt

Tại sao trẻ cần nó
Sắt là yếu tố quan trọng cho sự phát triển não bộ, nó đóng vai trò đưa oxy tới các tế bào trong khắp cơ thể. Cho nên nếu thiếu sắt việc trao đổi khí ở các cơ quan cũng bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thiếu dưỡng chất. Nguy hiểm nhất là tình trạng não thiếu dinh dưỡng, gây ra sự chậm phát triển về hệ thần kinh và trí não của bé.
Thiếu sắt cũng gây nên tình trạng thiếu máu, rụng tóc, trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, chậm chạp…
Trẻ sinh non nguy cơ thiếu sắt cao hơn trẻ sinh đủ tháng, do đó cha mẹ có con bị sinh non nên chú ý hơn đến việc bổ sung sắt cho trẻ.

5 loại vitamin và khoáng chất

Liều dùng hàng ngày
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì trong sữa mẹ có đủ sắt để cung cấp cho trẻ.
– Từ 7 đến 12 tháng tuổi, trẻ cần 11 mg/ ngày và từ 1 đến 9 tuổi là 7 mg/ ngày.
– Từ 10- 12 tuổi nhu cầu sắt ở trẻ là 8 mg/ ngày.
– Trẻ vị thành niên từ 13 – 19 tuổi nhu cầu sắt từ 12-14mg/  ngày. Bé gái cần nhiều sắt hơn bé trai.

Bổ sung sắt từ đâu
Sau khi em bé được 6 tháng tuổi, hai phần bột ngũ cốc có tăng cường chất sắt cung cấp 11 miligram sắt bé cần. Thịt, gia cầm và cá có chứa sắt tự nhiên; thử cho thịt bò xay hoặc thịt gà tây, thịt gà và cá bơn vào món ăn dặm của trẻ. Các nguồn giàu sắt khác bao gồm bơ, khoai tây nướng, bông cải xanh, đậu xanh, trứng, mận, đậu nành và rau bina.

2. Canxi

Tại sao trẻ cần nó
Khoáng chất này giúp trẻ đạt được khối lượng xương tối đa, nó cần thiết cho việc xây dựng xương và răng chắc chắn, phòng ngừa loãng xương. Canxi còn đóng vai trò trong sự dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tim, chức năng truyền máu, chức năng tiêu hoá, chức năng hệ hô hấp của cơ thể.
Thiếu canxi sẽ khiến trẻ trở nên thấp còi, dẫn tới biếng dạng xương, trẻ hay khóc, khó ngủ, hay cáu gắt, kém tập trung trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày.
5 loại vitamin và khoáng chất-1
Liều dùng hàng ngày
  • 0 – 6 tháng: 210mg.
  • 7 – 12 tháng: 270mg.
  • 1 – 3 tuổi: 500mg.
  • 4 – 8 tuổi: 800mg.
  • 9 – 18 tuổi: 1.300mg.
  • 19 – 50 tuổi: 1.000mg.
  • Trên 51 tuổi: 1.200mg.
Bổ sung canxi từ đâu
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi lành mạnh cho trẻ.Một cốc sữa nguyên chất hoặc 1 hộp sữa chua cung cấp khoảng 250 miligam canxi. Không chỉ chứa canxi, cá mòi còn là nguồn cung cấp Vitamin D và vitamin B12 tuyệt vời cho cơ thể. Các loại rau lá xanh thẩm như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải không chỉ chứa canxi mà con cung cấp chất xơ, giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru. Mỗi 100g ngũ cốc ( gạo, ngô, bột mì) đều chứa 30mg canxi.
3. Kẽm

Tại sao trẻ cần nó
Bên cạnh việc có tác dụng tích cực đối với nhận thức và phát triển của trẻ, vai trò chính của kẽm là duy trì chức năng miễn dịch. Kẽm tập trung trong tế bào, có tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao và tăng nguy cơ tiêu chảy.

Thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ trở nên biếng ăn, gây rối loạn thần kinh, dễ phát sinh chứng tâm thần phân liệt.

Liều dùng hàng ngày

  • Trẻ sơ sinh cần 5mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 1- 10 tuổi nhu cầu kẽm là 5-10mg/ngày.
  • Từ 11 tuổi trở lên nam cần >15mg kẽm/ ngày, đối với nữ là 12mg/ ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 20-25mg/ ngày.

Nguồn thực phẩm giàu kẽm
5 loại vitamin và khoáng chất-2

Kẽm được tìm thấy nhiều nhất trong thịt, gia cầm và cá giàu sắt, vì vậy nếu bạn đáp ứng nhu cầu sắt của bé, có khả năng cao bé cũng đang nhận đủ kẽm.

Xem thêm:

 

4. Vitamins A, D, E và K

Tại sao trẻ cần chúng

  • Vitamin A thúc đẩy thị lực và làn da khỏe mạnh, nó còn giúp xương phát triển, tái tạo và phân chia tế bào trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin D làm tăng sự hấp thụ canxi và giúp tăng trưởng xương và răng – sự thiếu hụt có thể gây ra còi xương. Không những vậy Vitamin D còn giúp cơ thể chống lại một số bệnh như viêm ruột kết, ung thứ vú, ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 40% trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi có hàm lượng vitamin D thấp, dẫn tới tình trạng còi xương. Chính vì vậy cha mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.
  • Khả năng chống oxy hóa của Vitamin E giúp tăng trưởng tế bào và sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Vitamin K giúp máu đông máu bình thường. Nó còn ngăn ngừa và điều trị yếu xương, loãng xương.

5 loại vitamin và khoáng chất-4

Liều dùng hàng ngày

  • Liều lượng vitamin A cần cho cơ thể mỗi ngày: 700 mg (2.333 IU) < X.
  • Liều lượng vitamin E cần cho cơ thể mỗi ngày: 15 mg (33 IU) < X.
  • Liều lượng vitamin D cần cho cơ thể mỗi ngày: 5 mg (200 IU) < X < 50 mg (2.000IU).
  • Liều lượng vitamin EK cần cho cơ thể mỗi ngày: 15 mg – 20mg.

Nguồn cung cấp các loại Vitamin
Ngoài sữa mẹ, sữa công thức và sữa bò, các nguồn giàu vitamin A bao gồm các loại trái cây và rau quả giàu carotene như cà rốt, khoai lang và bông cải xanh. Vitamin D có chứa trong một số loại thực phẩm như sữa bò, lòng đỏ trứng và cá, đặc biệt Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm dầu thực vật, các loại ngũ cốc. Sữa bò, rau lá, trái cây và dầu đậu nành chứa đầy vitamin K.

5. Vitamins C và B

Tại sao trẻ cần chúng
Vitamin C cải thiện khả năng hấp thụ sắt và giúp ngăn ngừa bệnh scorbut (là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng ..). Vitamin B giúp tăng cường miễn dịch và hệ thống thần kinh, duy trì làn da và cơ bắp khoẻ mạnh, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và điều chỉnh sự trao đổi chất.

5 loại vitamin và khoáng chất-6

Liều dùng hàng ngày

  • Mỗi ngày cơ thể cần 400mg Vitamin B9, 14mg vitamin B3, 1,3mg vitamin B6, 2,4mg Vitamin B12.
  • Liều lượng Vitamin C cần cho cơ thể mỗi ngày: 75 mg.

Nguồn cung cấp vitamin C và B
Vitamin C có trong cam quýt, cà chua, dâu tây, dưa đỏ và khoai tây. Axít folic có trong rau xanh, ngũ cốc. Các vitamin nhóm B khác được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức cũng như chuối, đậu, trứng, thịt, gia cầm và cá. Đừng bỏ qua những thứ màu xanh lá cây hoặc các loại rau và trái cây giàu dinh dưỡng khác.

]]>
https://eunanokid.vn/5-loai-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-3881/feed/ 0
5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng mẹ nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày https://eunanokid.vn/5-nhom-thuc-pham-dinh-duong-cho-tre-3606/ https://eunanokid.vn/5-nhom-thuc-pham-dinh-duong-cho-tre-3606/#respond Tue, 10 Jul 2018 09:59:50 +0000 http://eunanokid.vn/?p=3606 Cha mẹ nào cũng muốn con mình luôn phát triển khoẻ mạnh, nhưng để đạt được điều đó thì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý là điều quan trọng nhất. Hãy luôn nhớ rằng luôn đảm bảo đủ 5 nhóm thực phẩm chính trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để chống lại các loại bệnh tật, cơ thể và trí tuệ phát triển cân bằng.

5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng nên bổ sung cho trẻ

1. Sữa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa hàng ngày. Các loại thực phẩm trong nhóm này là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, rất quan trọng cho xương và răng khỏe mạnh. Không có nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của chúng ta chứa nhiều canxi như thực phẩm từ sữa. Chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein, iốt, riboflavin và vitamin B12. Các lựa chọn tốt nhất cho trẻ em trên hai tuổi là các sản phẩm sữa ít hoặc giảm chất béo.

5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng

Tại sao trẻ em cần sữa?
Thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi chính – một chất dinh dưỡng tất cả chúng ta cần cho xương và răng chắc khỏe. Theo khảo sát của viện dinh dưỡng quốc gia gần đây nhất cho thấy 77% bé gái và 64% bé trai từ 12-15 tuổi không cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày. Vì vậy, điều quan trọng là khuyến khích việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi lành mạnh ở trẻ em. Chỉ nên ăn 2-3 phần phô mai mỗi tuần, mặc dù nó cung cấp nhiều canxi và protein, nhưng nó cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa và muối, vì vậy nên ăn hạn chế.

Tại sao chúng ta cần canxi?

  • Cần bổ sung canxi hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, phòng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Canxi là thành phần chính của xương, răng. Bổ sung canxi thì xương và răng sẽ luôn khoẻ mạnh, quan trọng là giúp trẻ phát triển chiều cao.
  • Phòng chống loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ khi bắt đầu bước sang tuổi 30.
  • Đối với hệ thần kinh: Thiếu hụt canxi sẽ gây ra ức chế thần kinh, ở trẻ nhỏ có biểu hiện quấy khóc, hay cáu kỉnh, giảm tập trung, giảm hiệu quả làm việc, rối loạn chức năng vận động.
  • Canxi còn tham gia vào hầu hết các hoạt động của các cơ như cơ tim, cơ trơn, cơ xương…Thiếu dưỡng chất này sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, yếu sức, suy giảm chức năng tiêu hoá, chán ăn, táo bón.

Sữa và các chế phẩm từ sữa:

  • Sữa
  • Sữa chua
  • Phô mai
  • Các sản phẩm sữa khác như kem, đồ uống và món tráng miệng hoặc kem mousse có thể cung cấp một lượng nhỏ canxi, tuy nhiên chúng có nhiều chất béo bão hòa và đường nên không nên ăn thường xuyên.
  • Các lựa chọn thay thế như đậu nành, gạo hoặc sữa hạnh nhân. Nếu bạn mua các sản phẩm thay thế cho sữa bò, hãy luôn chọn các sản phẩm được bổ sung canxi. Kiểm tra danh sách thành phần để chắc chắn.

 Nên cho trẻ ăn/ uống sữa và chế phẩm từ sữa mấy buổi một ngày

  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Tương đương 15g phô mai + 100 ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.
  • Trẻ từ 6 – 7 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa.
  • Trẻ từ 8 – 9 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa.
  • Trẻ từ 10 – 19 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa.
  • Người trưởng thành từ 20 – 49 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 3 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa.
  • Người lớn tuổi từ 50 – 69 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 3,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa.
  • Người trên 70 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa.

2. Trái cây và rau xanh

Nghiên cứu cho thấy chỉ có 8,6% trẻ em từ 4- 8 tuổi ăn đủ lượng rau khuyến nghị hàng ngày, con số này giảm xuống còn 4,6% đối với trẻ từ độ tuổi 9 đến 13.

5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng-1

 

Tại sao trái cây lại quan trọng?
Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng thực vật (chất dinh dưỡng tự nhiên có trong thực vật), giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. Vì trái cây có năng lượng thấp hơn so với nhiều loại thực phẩm khác, do đó ăn nó mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa sự tăng cân quá mức. Ăn trái cây cũng có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ và một số loại ung thư. Mỗi loại trái cây khác nhau có thể giúp bảo vệ cơ thể theo nhiều cách khác nhau do đó nên đa dạng các loại trái cây.

Không phải lúc nào cũng cần bổ sung trái cây tươi, các loại trái cây đông lạnh, đóng hộp hoặc sấy khô đều phù hợp. Trái cây sấy khô có thể dính vào răng và làm tăng nguy cơ sâu răng vì vậy chỉ nên dùng thỉnh thoảng, chẳng hạn như vài lần một tuần, và với một lượng nhỏ. Khi nói đến việc chọn trái cây đóng hộp hoặc sấy khô, hãy kiểm tra danh sách thành phần và chọn những loại có ít muối hoặc không thêm muối, không thêm chất béo hoặc đường.

Hạn chế cho trẻ uống nước ép trái cây vì chúng thiếu chất xơ, ngoài ra còn có tính axit, việc tiêu thụ thường xuyên có thể góp phần làm tăng nguy cơ xói mòn răng và không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Một số người có thể lo lắng về lượng đường trong trái cây và hạn chế lượng tiêu thụ của nó. Tuy nhiên đường trong trái cây là đường tự nhiên và ít có khả năng dẫn đến bệnh mãn tính hoặc thừa cân hay béo phì hơn so với việc tiêu thụ các loại thực phẩm đã bổ sung đường trong đó.

3. Ngũ cốc

Nên ăn nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, các loại bánh mì, gạo, mì ống, ngô, yến mạch, diêm mạch và lúa mạch. Hạn chế các sản phẩm thực phẩm ngũ cốc tinh chế có hàm lượng đường bổ sung cao sẽ làm các bệnh mãn tính phát triển mạnh, có thể gây ra ung thư tuyến tuỵ.

 

5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng-2

Tại sao trẻ em nên ăn ngũ cốc và bánh mỳ nguyên cám?
Bánh mì và ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ, carbohydrate, protein và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Nhóm thực phẩm này là nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngũ cốc là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.

Ngũ cốc nguyên hạt là những loại thực phẩm chứa tất cả các phần của hạt, kể cả các lớp ngoài, cám và mầm. Trong khi ngũ cốc tinh chế đã được loại bỏ cám, là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất; do đó, chúng có ít giá trị dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc nguyên hạt.

Chỉ số Glycemic
Chỉ số glycemic (GI) là một bảng xếp hạng carbohydrate trên thang điểm từ 0 đến 100 tùy theo mức độ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao được tiêu hóa nhanh chóng và hấp thụ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.

Các loại thực phẩm có GI thấp thích hợp hơn khi chúng được hấp thu và hấp thụ chậm, tạo ra sự gia tăng dần lượng đường trong máu và mức insulin. Do đó, chúng cung cấp nguồn năng lượng liên tục từ một bữa ăn cho đến bữa ăn tiếp theo, giúp duy trì năng lượng và mức độ tập trung và giúp chúng tôi cảm thấy no lâu hơn.

Dưới đây là chỉ số GI của một số loại thực phẩm:

– Cơm trắng: 73/150g (chỉ số GI là 73 khi dùng 150g).
– Khoai lang: 70/150g.
– Đậu nành: 15/150g.
– Đậu đen: 30/150g.
– Đậu xanh: 51/80g.
– Lạc: 7/50g.
– Bánh gạo: 82/25g
– Khoai tây luộc: 66/150g.
– Cháo gạo 69/150g.
– Bánh mỳ trắng 100/150g.
– Bột dong: 95/150g.

4. Nhóm chất đạm

5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng-3

Thịt nạc và thịt gia cầm, cùng với cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt và các loại đậu là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Trẻ cần được cung cấp các loại thực phẩm giàu protein này hàng ngày, nhưng tại sao? Cơ thể chúng ta sử dụng protein để tạo ra nhiều chất chuyên biệt như hemoglobin và adrenalin có tác dụng quan trọng đối với cơ thể. Protein cũng xây dựng, duy trì và sửa chữa các mô trong cơ thể của trẻ. Cơ bắp và các cơ quan khác (chẳng hạn như trái tim) được làm bằng protein.

Thay đổi các loại thực phẩm chứa protein trong thực đơn của trẻ mỗi ngày vì mỗi loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng nhưng khác nhau và cũng để trẻ không bị ngấy.
Chọn thịt nạc và thịt gia cầm để cắt giảm chất béo bão hòa không tốt cho tim của bạn.Thực phẩm như xúc xích, giăm bông…(nhưng loại thịt chế biến sẵn) có chứa protein tuy nhiên chúng có nhiều chất béo bão hòa và muối nên chỉ thi thoảng hãy cho trẻ ăn.
Ăn cá hai lần mỗi tuần để có được các axit béo omega 3 thiết yếu.

5. Chất béo

Có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại hạt, trứng, quả bơ…chất béo có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó nó còn giúp hoà tan các loại Vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin A-D-E, hình thành tế bào và điều phối các hoạt động cơ thể.

Chất béo còn đóng vai trò đặc biệt đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Thường xuyên cho trẻ ăn bơ, các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt hạnh nhân..giàu Omega3 để giúp não phát triển tốt nhất, giảm căng thẳng.

Thiếu chất béo còn gây ra tình trạng biếng ăn, kém hấp thụ ở trẻ nhỏ.

Cha mẹ nên kết hợp 5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng trên trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

]]>
https://eunanokid.vn/5-nhom-thuc-pham-dinh-duong-cho-tre-3606/feed/ 0