Biếng ăn là căn bệnh mà trẻ nhỏ thường mắc phải khiến các bậc cha mẹ luôn cảm thấy đau đầu. Biếng ăn mặc dù không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhưng nó khiến cho thể trạng trẻ chậm phát triển, dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng và nhiều hệ luỵ khác. Gần đây trên mạng nhiều mẹ đang truyền tai nhau cách giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ đó là “để con đói”. Phương pháp này có thật sự hiệu quả không?
Xuất đủ chiêu mà con vẫn khóc nức nở khi tới giờ ăn
Nhìn cậu con trai chị Liên phổng phao, da dẻ hồng hào, hiếu động ai cũng thích, thầm khen sao mẹ chăm con khéo thế. Nhưng mấy ai biết được rằng, trước khi “lớn tướng” như này, cậu bé đã từng có một thời kỳ dài sợ cơm như sợ cọp, người còi nhom, nay uống thuốc này, mai khám viện nọ. Được 6 tháng tuổi, vì cũng bận đi làm nên mẹ Liên bắt đầu tập cho con ăn dặm. Mẹ mừng lắm vì con hợp tác, bữa nào cũng ăn thun thút. Những tưởng công cuộc chăm con sẽ thuận lợi, mẹ nhàn con khoẻ, ai ngờ đến khi 1 tuổi bé bắt đầu biếng ăn. Cứ mỗi bữa ăn là một trận chiến của cả gia đình. Mẹ xuất đủ chiêu nào là thay đổi thực đơn cho con rồi thì trang trí món ăn đủ hình đủ kiểu…mà cứ nhìn thấy bát cơm là con khóc. Dần dần từ một đứa trẻ bụ bẩm, cậu bé sụt cân dần rồi bắt đầu còi nhẵng, đổ bao nhiều đồ ngon đồ bổ vào mà cũng chẳng thấy cải thiện được gì.
Đây cũng là tình trạng mà rất nhiều trẻ đang mắc phải, mà dường như đứa trẻ nào cũng phải trải qua ít nhất 1 lần mắc chứng biếng ăn.
Thử chiêu “để đói con tự khắc đòi ăn” mẹ khiến con suýt mất mạng
Tham khảo đủ mọi cách mà chưa thấy tình trạng của con cải thiện chị Liên cảm thấy rất áp lực. Tình cờ chị đọc được một bài viết chỉ tuyệt chiêu để đói con tự khắc đòi ăn trên mạng xã hộ nên chị đã thử áp dụng với con. Những tưởng khi đói con sẽ tự đòi ăn, ăn uống ngon miệng hơn giống như bài báo nói, không ngờ chị đã gây hại cho con. Con trai chị phải nhập viện trong tình trạng người mệt lã, nôn mửa, không muốn ăn uống, xuất hiện các cơn co giật. Sau quá trình thăm khám các bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân là trẻ bị hạ đường huyết do quá đói. Đến lúc này chị Liên mới tá hoả, hoá ra mình đã hiểu và áp dụng sai về lời khuyên đọc được trên mạng.
Để con đói tự khắc đòi ăn là một phương pháp nuôi con theo kiểu hiện đại, thay vì ép con ăn thì các mẹ tôn trọng nhu cầu ăn uống và quyết định chuyện ăn của con. Quan điểm này giúp trẻ:
- Giúp con ăn và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên, bé được tự do khám phá thức ăn theo cách riêng của mình.
- Con học được cách tận hưởng và tin tưởng thức ăn, biết cách nhận biết các món ăn, các loại thực phẩm.
- Con có niềm vui khi ăn uống và tâm lý khi ăn cũng thoải mái hơn.
- Giúp ba mẹ chuẩn bị bữa ăn dễ dàng và đơn giản hơn, đặc biệt việc cho con ăn cũng vô cùng nhẹ nhàng và thú vị.
Tuy nhiên nhiều mẹ lại hiểu sai về lời khuyên này. Vì trẻ em hiếu động, thích chơi hơn thích ăn nên nhiều lúc chơi mà quên ăn. Nếu cha mẹ không quan tâm, để ý tới thì có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như chị Liên kể trên.
Để con đói thì nhu cầu, khả năng tập trung khi tới bữa ăn của con sẽ cao hơn. Tôn trọng nhu cầu ăn uống của con là việc nên làm, tuy nhiên:
- Không phải là để con đói đến lã đi, mà là dãn cách thời gian bữa ăn để trẻ cảm thấy đói và hào hứng hơn với thức ăn chứ không phải hình thức ép con ăn cực đoan.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, lượng thức ăn mỗi bữa tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ, chứ không nên ép trẻ ăn nhiều một bữa.
- Tôn trọng sở thích của con không đồng nghĩa với việc cho con bỏ qua một nhóm thực phẩm nào đó, mà là phải giới thiệu cho con nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nếu lần đầu tiên trẻ không chấp nhận thì giới thiệu lại lần thứ 2, thứ 3…Các loại thực phẩm phải luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính (protein, lipid, tinh bột và rau củ).
Chấm dứt cuộc chiến bên bàn ăn: Không ép buộc, cần đổi mới
Với những trẻ biếng ăn, lười ăn nếu cứ ép buộc trẻ ăn sẽ không phải là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng. Biện pháp này chỉ càng gây ảnh hưởng tâm lý, làm trẻ thêm sợ ăn. Quan trọng nhất đối với trẻ biếng ăn là món ăn phải mới lạ cả về hình thức và hương vị. Điều này kích thích sự hào hứng của trẻ với đồ ăn, nên việc mẹ cần quan tâm nhất khi chiến đấu với tình trạng biếng ăn ở trẻ là phải thay đổi cách chế biến các món ăn liên tục.
Thay thì cho con ăn đúng giờ thì thời gian đầu mẹ hãy chờ cho con biết đói. Thời gian này có thể mẹ sẽ phải chờ khá lâu, thậm chí con còn mãi chơi không biết đói nhưng đừng sốt ruột. Ngay cả khi con đói đòi ăn thì cũng đừng cho trẻ ăn ngay để trẻ biết rằng không phải cứ thích đòi là được ăn ngay.
Mẹ hãy dạy cho con biết đòi ăn. Nghe thì có vẻ khó nhất là với những đứa trẻ biếng ăn nhưng không phải là không thực hiện được. Đừng ép con ăn, mà mẹ hãy cứ mang đồ ăn ra ngồi ăn trước mặt con và ăn ngon lành. Kể cả con xin cũng không được cho con. Ban đầu trẻ sẽ chẳng mấy để ý, nhưng dần dần vì bản năng thích khám phá trẻ sẽ tò mò xem mẹ đang ăn gì và cũng sẽ muốn thử xem.Hãy cho trẻ tự chọn những món ăn mà trẻ thích, để con tự quyết định mình sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu. Tuy nhiên ăn bao nhiêu không phải chỉ là một chút cho có rồi thôi mà vẫn phải đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đa phần bé biếng ăn là do hệ tiêu hoá hoạt động kém, trẻ kém hấp thu và tâm lý sợ ăn.
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ?
Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng đó là cả gia đình hay tạo không khí vui vẻ khi tới bữa ăn, ăn đa dạng thực phẩm nhưng không nhồi nhét quá nhiều thức ăn mỗi bữa, quy định thời gian cho trẻ ăn chỉ trong vòng 30 – 40 phút chứ không được ăn kéo dài.
Bên cạnh đó thì mẹ cũng cần phải chú ý bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá, các Vitamin…để giúp con ăn ngon hơn nhất là các vitamin nhóm B, lysine, selen như trong sản phẩm Eunanokid Ăn ngon giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, cải thiện chứng biếng ăn.
Để được nhận tư vấn của các chuyên gia về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline: 0220 6252 002.
Tham khảo về sản phẩm giúp hỗ trợ ăn ngon tại đây!