Lợi ích của kẽm đối với sự phát triển của trẻ là vô cùng quan trọng, không thể xem nhẹ. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sự phát triển của cơ thể. Kẽm cần thiết cho sự xây dựng các mô mới, và đảm bảo hoạt động của hơn 100 enzym khác nhau trong cơ thể. Bên cạnh đó kẽm còn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể.
- Chức năng miễn dịch: Kẽm duy trì chức năng hệ miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ em và có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp. Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm chức năng của miễn dịch, từ đó tăng khả năng nhiễm bệnh.
- Sự phát triển của sụn và xương: Kẽm thúc đẩy sự hình thành collagen để hỗ trợ việc xây dựng xương, duy trì sức mạnh của xương, và hỗ trợ sự phát triển của sụn cho các khớp khỏe mạnh.
- Duy trì sự thèm ăn: Kẽm giúp tăng khả năng hấp thụ, tổng hợp các chất, tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm sẽ làm giảm sự thèm ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, lâu dần sẽ dẫn tới biếng ăn. Trẻ còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển một phần là do thiếu kẽm.
- Chữa lành vết thương nhỏ: Kẽm rất cần thiết cho việc chữa lành vết thương, rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật.
- Các hoạt động chống oxy hóa: Kẽm có tính chất chống oxy hóa, giúp giảm các tổn thương gốc tự do trong cơ thể.
- Kẽm phân bố vào da, móng, tóc. Thiếu kẽm móng tay sẽ mềm, dễ gãy, mọc chậm, trên móng xuất hiện những đốm trắng nhỏ; tóc xơ cứng, không có màu đen mà chuyển sang vàng; da sậm, xỉn màu.
Nguyên nhân thiếu kẽm:
- Do chế độ ăn uống nhiều bột ít đạm.
- Cơ thể mắc một số bệnh đường ruột làm cản trở sự hấp thụ kẽm.
- Bổ sung sắt lâu ngày làm giảm sự hấp thụ kẽm.
- Do chế biến thực phẩm không đúng cách làm giảm hàm lượng kẽm trong thức ăn.
Dấu hiệu của việc thiếu kẽm:
- Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Trẻ chậm lớn, còi cọc, thấp còi.
- Tóc rụng, móng mềm, dễ gãy, xuất hiện các đốm trắng trên móng.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Hệ miễn dịch suy giảm nên trẻ dễ bị ốm vặt.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu kẽm?
Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng cần 2mg/ ngày. Trẻ em từ 7 tháng – 3 tuổi cần 3mg kẽm/ ngày, từ 4- 8 tuổi cần 4mg/ ngày, trẻ em từ 9- 13 tuổi cần 6mg/ ngày. Từ 14 tuổi trở lên cần 11mg/ ngày.
Lượng kẽm này có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh hoặc được bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm.
Mẹ bầu có nhu cầu kẽm cao hơn người thường. Khi mang thai nếu thiếu kẽm sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần bình thường, trẻ sinh ra thiếu cân, dễ ốm, chậm phát triển, chậm dậy thì, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
Nguồn kẽm tốt cho trẻ em từ đâu?
Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, tuy nhiên có nhiều trẻ bị dị ứng với hải sản do đó mẹ hãy để ý khi cho trẻ ăn hàu lần đầu xem có xuất hiện dị ứng hay không. Kẽm cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, các loại đậu nướng, ức gà, hạt điều, đậu xanh, pho mát, yến mạch, quả hạnh, đậu thận, đậu hà lan, cua và tôm hùm…
Top 10 thực phẩm giàu kẽm | Lượng kẽm trong 100g |
Hàu (nấu chín) | 78.6mg |
Mầm lúa mỳ (nấu chín) | 16.7mg |
Thịt bò nạc (nấu chín) | 12.3mg |
Gan nấu chín | 11.9mg |
Hạt bí ngô rang | 10.3mg |
Hạt vừng | 10.2mg |
Socola đen | 3.3mg |
Thịt cừu nấu chín | 8.7mg |
Đậu phộng rang | 3.3mg |
Ngũ cốc | 52mg |
Quả bơ | 1,3mg |
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, thì mẹ có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho trẻ như sản phẩm EUNanoKid ZinC. Sản phẩm có chứa kẽm gluconat, khi hấp thụ vào trong cơ thể nó có tác dụng giống như vi chất kẽm, giúp cơ thể dễ hấp thụ. Hơn nữa sản phẩm được điều chế dạng siro với hương dâu nên trẻ dễ uống. Sản phẩm tốt cho trẻ chán ăn, sức đề kháng yếu, bị tiêu chảy nặng dẫn tới mất kẽm, những đối tượng cần bổ sung nhiều kẽm.
Mọi thắc mắc về sản phẩm quý khách hàng vui lòng truy cập website https://eunanokid.vn/ hoặc liên hệ hotline: 0220 6252 002 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn kỹ hơn.