Bí quyết kích thích trẻ ăn ngon miệng

Trẻ ăn uống không ngon miệng dẫn đến chán ăn, hệ tiêu hóa làm việc kém, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng. Đây là căn nguyên phát sinh ra các vấn đề ốm đau, bệnh tật. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng lớn nhất đên sức khỏe và sự trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy bỏ túi những bí kíp kích thích trẻ ăn ngon miệng dưới đây để giúp con ăn ngon và phát triển toàn diện.

1. Cho trẻ ăn theo sở thích
Mỗi người có một khẩu vị riêng và mỗi đứa trẻ cũng có những món ăn yêu thích khác nhau. Cha mẹ cần hiểu tâm lý con, nắm bắt được con thích món gì, vị như thế nào và cố gắng chế biến chúng cho trẻ. Tuy nhiên mẹ cũng cần kết hợp những món ăn khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.

2. Cho trẻ ăn khi thật sự muốn ăn
Khi trẻ bị đói hoặc khi nhìn thấy món ăn yêu thích của mình ngay lập tức dạ dày sẽ tiết ra một loại enzym kích thích cảm giác thèm ăn. Lúc này trẻ sẽ tự biết cách đòi mẹ cho ăn với những biểu hiện như: mút tay, miệng chóp chép, quấy khóc … Để trẻ chủ động tìm kiếm bữa ăn là một trong những bí kíp quan trọng kích thích trẻ ăn ngon miệng.
Vì một đứa trẻ có 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày, gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Mỗi lần cho con ăn, mẹ đừng cố ép trẻ ăn nhiều, hãy cho trẻ ăn một khẩu phần vừa đủ để dạ dày kịp tiêu hóa hết trước khi bắt đầu bữa ăn sau. Ngoài ra, mẹ hạn chế cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là sát bữa ăn. Cảm giác ngang bụng sẽ ức chế enzyme gây thèm ăn, khiến trẻ ăn uống không ngon miệng

Bí kíp kích thích trẻ ăn ngon miệng

3. Tạo nếp ăn uống khoa học cho trẻ
Cách ăn uống khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và trí thông minh của trẻ. Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên rèn cho trẻ những thói quen như: ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc … Khi chế độ sinh hoạt ổn định, bộ máy tiêu hóa làm việc trở nên nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Mặt khác, khi giờ đói đã được ngầm mặc định trẻ sẽ tự giác bước vào bữa ăn khi đến giờ mà không cần cha mẹ phải thúc ép.
Hãy tạo không khí vui vẻ và đầm ấm với những bữa cơm gia đình. Nghiên cứu khoa học cho thấy, cho trẻ ăn cùng bố mẹ tâm trạng trẻ trở nên vui vẻ, ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, các kỹ năng ăn uống, kỹ năng giao tiếp, các giác quan và trí não phát triển và hoàn thiện sớm.

4. Cho trẻ đi chợ cùng mẹ
Đứa trẻ nào cũng thích thú khi được đến những nơi đông người, nhộn nhịp, được khám phá các loại thực phẩm còn tươi sống. Mẹ hãy hỏi trẻ thích ăn món gì và để trẻ tự chọn lấy thực phẩm, trẻ sẽ rất hào hứng khi được tự quyết định món ăn ngày hôm nay.
Về nhà, mẹ cho trẻ cùng tham gia chế biến món ăn. Cảm giác hưng phấn chờ đợi được thưởng thức thành quả của mình sẽ kích thích trẻ ngon miệng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: “Mẹ đã biết cách giúp trẻ ăn ngon miệng“.

5. Trang trí món ăn ngộ nghĩnh
Những hình thù sinh động từ cỏ cây, hoa lá, động vật luôn thu hút được sự chú ý của trẻ nhỏ. Điều này đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ứng dụng trong bữa ăn của trẻ. Bởi vì trẻ em thường ăn bằng mắt, món ăn được trang trí đẹp, đáng yêu sẽ trở nên hấp dẫn với trẻ, làm tăng giác ngon miệng.

6. Chế biến món ăn đa dạng
Khẩu vị của trẻ em rất nhạy cảm, nếu các món ăn cứ lặp đi lặp lại rất dễ gây nên nhàm chán, biếng ăn ở trẻ. Món ăn cần đa dạng về mùi hương, màu sắc, khẩu vị và cách trang trí. Mẹ hãy linh hoạt kết hợp các loại thực phẩm với nhau để có nhiều món ăn mới hấp dẫn hơn. Đây là một bí kíp kích thích sự hiếu kỳ cho trẻ mỗi khi đến bữa ăn, được khám phá những món ăn mới sẽ mang lại cảm giác thú vị và trẻ hào hứng bước vào bữa ăn hơn.

7. Bổ sung chất kích thích thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa
Các chất hỗ trợ tiêu hóa và kích thích thèm ăn quan trọng nhất là: vitamin nhóm B, kẽm và lysine.

Có 2 cách bổ sung các khoáng chất này:
Từ các loại thực phẩm như: các loại thịt (lợn, bò, gà, ngan …), ngũ cố, cá thu, cá hồi, trứng, rau xanh, đậu nành, đậu đen …
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe kích thích thèm ăn. Đối với trẻ em nên sử dụng các loại dạng siro, vị ngọt dễ uống, ví dụ như EunanoKid Ăn ngon

Trên đây là 7 bí kíp kích thích trẻ ăn ngon miệng. Những bí kíp nhỏ sẽ tạo nên thành quả to. Hi vọng các cha mẹ nắm được những kiến thức này và áp dụng đúng cách để giúp con phát triển toàn diện nhất.

Ý kiến của bạn