LƯU Ý CHO MẸ BẢO VỆ CON MÙA CẢM CÚM

Thời tiết chuyển giao luôn là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, dẫn đến các loại dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Trong đó có cảm cúm (cúm mùa)  – một loại bệnh thường thấy ở trẻ em trong thời điểm giao mùa. Vậy các bậc cha mẹ sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình? Hãy cùng Eunanokid đi tìm hiểu 5 biện pháp bảo vệ con yêu mùa cúm.

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Cúm mùa là bệnh thường có tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch… nhất là trẻ em < 5 tuổi. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Triệu chứng cúm mùa ở trẻ

Triệu chứng cúm mùa ở bé

Bệnh cúm mùa thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; Có cảm giác ớn lạnh; Nhức đầu; Đau nhức cơ bắp; Chóng mặt; Ăn không ngon; Mệt mỏi; Ho; Đau họng; Chảy nước mũi; Buồn nôn; Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực; Đau tai; Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy…

Bệnh tiến triển có thể thấy sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Trên thực tế, bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi, khi hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém và có bệnh lý nền kèm theo, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.

Vậy câu hỏi được đặt ra trẻ nào sẽ dễ mắc cúm, trả lời câu hỏi này các nghiên cứu cho thấy đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải… sẽ dễ mắc cúm nhiều hơn.

5 Biện pháp phòng cúm cho trẻ

  • Tiêm ngừa vacxin cúm mùa cho trẻ từ 6 tháng tuổi
  • Bổ sung vitamin C, các loại rau củ, trái cây hàng ngày
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
  • Sử dụng khẩu trang khi đến những nơi đông người
  • Vệ sinh mũi , họng thường xuyên

Bảo vệ con khỏi Cúm mùa với Eunanokid Tăng Sức Đề Kháng

Eunanokid Tăng Sức Đề Kháng với các thành phần chuyên biệt từ tự nhiên, lành tính giúp bé yêu có hệ miễn dịch khỏe mạnh:

  • Thymomodulin: Hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ,phòng ngừa và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn
  • Kẽm gluconate: giúp cho cơ thể tăng cường tối ưu hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa cảm cúm
  • Chiết xuất keo ong: Là nguyên liệu kháng sinh tự nhiên lành tính, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và có thể chống viêm. Đặc biệt với thành phần tự nhiên là cực kỳ tốt khi sử dụng cho trẻ nhỏ
  • Chiết xuất cúc tím: Cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ chống lại nhiễm trùng và virus
  • Chiết xuất cơm cháy: Ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe cho bé

 

Ý kiến của bạn