Tuyệt chiêu “vàng” tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Các mẹ có con nhỏ thường hay luẩn quẩn trong vòng tròn “Đề kháng yếu – Con hay ốm – Biếng ăn – Còi cọc”. Để bẻ gãy vòng tròn này thì việc trước tiên mẹ cần phải cải thiện sức đề kháng cho trẻ, con có đề kháng tốt mới giảm được tình trạng ốm vặt, từ đó mới hết được biếng ăn để phát triển khoẻ mạnh. Vậy mẹ đã biết bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa chưa?

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa
Giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị ốm vặt

Các bệnh trẻ thường gặp lúc chuyển mùa

Khi giao mùa thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, cũng là lúc các mẹ đau đầu vì trẻ thường dễ mắc bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp, rối loạn đường tiêu hoá. Một số căn bệnh trẻ thường mắc phải khi giao mùa phải kể đến:

Cảm cúm: Vào thời điểm giao mùa, người già và trẻ em, những đối tượng có hệ miễn dịch kém thường dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi bị cảm cúm trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, đau đầu, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…Bệnh này dễ lây qua đường hô hấp nên mẹ cần cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, cho bé ăn uống đồ ấm, giữ ấm cơ thể cho trẻ. Đặc biệt là tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Viêm tiểu phế quản: Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là ho, sốt, chảy nước mũi, sau vài ngày thì bắt đầu thở nhanh và suy hô hấp. Những dấu hiệu ban đầu gần giống với cảm cúm thông thường, tuy nhiên mẹ nên chú ý tới tình trạng của trẻ. Nếu trẻ bỏ bú, bú kém, li bì, thở nhanh, ho khò khè, co rút lồng ngực, người tím tái thì cần phải cho trẻ nhập viện ngay. Khi trẻ mắc viêm tiêu phế quản nhẹ, cha mẹ có thể để điều trị tại nhà bằng cách: cho trẻ uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu cơn ho. Sử dụng dung dịch nước muối pha loãng để vệ sinh mũi, họng cho trẻ. Lấy thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt), trị ho, tan đờm theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng bệnh nhanh chóng bị đẩy lui.
Viêm đường hô hấp: Các loại vius gây viêm đường hô hấp bắt đầu sinh sôi nhiều vào khoảng thời gian giao mùa, và chúng tấn công vào cơ thể với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ, nhất là hệ hô hấp. Virus này có thể gây ra viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây qua nước bọt, tiếp xúc với đồ dùng của người nhiễm bệnh. Khi bị viêm đường hô hấp trẻ thường bị sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh và đau toàn thân, ho, đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ, khó thở, chán ăn. Để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp mẹ nên giữ vệ sinh thân thể nhất là tay chân của bé luôn sạch sẽ. Giữ ấm cơ thể và hạn chế cho bé đến nhưng nơi đông người. Đeo khẩu trang và tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bệnh viêm mũi: Không khí ô nhiễm cùng với thời tiết lúc chuyển mùa là nguyên nhân chính gây nên các bệnh liên quan đến bệnh viêm mũi, viêm xoang. Nếu thấy mũi trẻ đỏ lên, trẻ hay ngoáy mũi, hắt hơn liên tục thì có khả năng cao là trẻ đã bị viêm mũi. Ngoài ra trẻ có thể bị sốt cao, khó ngủ, hay quấy khóc, chảy nước mũi. Chính vì vậy khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng cổ và ngực. Vệ sinh mũi, họng, vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhất là rau xanh và hoa quả đề tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa-1

Tiêu chảy: Tiêu chảy do virus rota gây ra, thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa đông, đặc biệt là những bé dưới 3 tuổi. Nhiều bé có biểu hiện ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Sau đó trẻ bắt đầu nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Cơ thể bắt đầu mất nước, mất muối, nếu không được bổ sung lại kịp thời có thể dẫn tới truỵ mạch thậm chí tử vong. Chính vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy mẹ phải cho trẻ uống nhiều nước và chất điện giải, cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu như cháo loãng, súp. Mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy, bên cạnh đó luôn luôn phải chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn và chế biến món ăn, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.
Viêm tai: Mùa đông là mùa mà tỉ lệ trẻ mắc bệnh viêm tai cao nhất trong năm. Khi mắc bệnh trẻ em thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, có một vài trường hợp trẻ còn buồn nôn. Để phòng tránh căn bệnh này mẹ hãy cho trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc hoặc ô nhiễm. Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh và tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh. Giữ vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ bằng cách vệ sinh với nước muối pha loãng, sau đó dùng tăm bông thấm khô để tránh tích tụ nước trong tai có thể gây ra viêm nhiễm.

Mách mẹ bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Một mẹ có nickname Mỹ Dung lên diễn đàn than vãn: “Chào các mẹ. Con mình phải uống sữa ngoài hoàn toàn do mẹ không có sữa. Cháu rất hay ốm nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Tính từ khi tròn 5 tháng tuổi đến giờ, mỗi tháng đều bị ốm một lần, làm mẹ cháu héo hắt, xót lắm. Cứ mỗi lần ốm mẹ con lại đèo bồng nhau đi viện, lần nào bác sĩ cũng kê cho một đống thuốc kháng sinh, kháng viêm…cho con uống. Con càng ốm, càng uống nhiều thuốc thì người lại càng còi, chăm mãi chẳng lớn được. Em sợ cho con uống nhiều thuốc kháng sinh thì hại sức khoẻ, nhưng nếu không cho con uống thì không hết được bệnh. Các mẹ có cách gì để bé đỡ ốm vặt chỉ giúp em!”

Không chỉ mình mẹ Dung mà đây cũng là tâm sự của rất nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm cao, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các loại khi khuẩn, virus gây bênh sinh sôi. Đây chính là thời điểm bùng phát các loại dịch như sốt xuất huyết, cúm, viêm đường hô hấp…Trẻ em, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém là những đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khoẻ, để bảo vệ trẻ khỏi nhưng tác nhân gây bệnh thì ngoài việc phòng tránh các bệnh tật nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ cũng cần phải bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có được sức đề kháng tốt nhất, chống lại các loại vi khuẩn, vius xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Để con có được sức đề kháng tốt, mẹ cần lưu ý:

–   Cho trẻ bú sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất để cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như các chất miễn dịch thiết yếu mà trẻ cần. Các chất miễn dịch này giúp bé phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng tai…Trong trường hợp mẹ thiếu sữa thì nên cho trẻ uống sữa non, sữa công thức phù hợp với thể trạng của trẻ.

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa-2
Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • Rau củ, trái cây: Rau củ, trái cây chứa nhiều loại Vitamin nhất là những loại quả giàu Vitamin C như cam, bưởi…có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé. Hơn nữa trong rau củ còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá. Nguồn prebiotic dồi dào cũng giúp cho đường ruột khoẻ mạnh, tăng cường hâp thu dưỡng chất và đào thải độc tố khỏi cơ thể.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Nấm, sữa, sữa chua, rau chân vịt, hải sản…rất giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Đồng thời giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh vặt. Cho trẻ nhỏ ăn sữa chua còn giúp cân bằng và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Sữa chua còn kích thích sự thèm ăn ở trẻ và tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Uống nước đầy đủ: Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia…
  • Bổ sung selen: Các động vật có vỏ như tôm hùm, sò, cua, hàu chứa selen giúp các tế bào bạch cầu sản xuất các cytokine-protein giúp loại bỏ vi rút gây bệnh như vi rút cúm ra khỏi cơ thể.

– Rèn cho trẻ thói quen tốt: Để phòng chống lại những căn bệnh dễ mắc phải khi giao mùa thì chính bản thân trẻ cũng cần có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, kể cả từ những việc nhỏ nhất. Muốn được như vậy thì các bậc cha mẹ cần luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ bé.

  • Đánh răng ngày 2-3 lần mỗi ngày.
  • Súc miệng bằng nước muối để bảo vệ sức khoẻ răng miệng, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn.
  • Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đúng giờ.

– Rèn luyện thân thể: Sai lầm rất lớn của các bậc cha mẹ là bao bọc con quá mức, luôn giữ bé ở trong nhà thay vì cho con ra ngoài chơi đùa. Chính vì vậy mà khi bé ra ngoài sẽ dễ bị mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác. Việc cho trẻ vận động, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài giúp trẻ dễ dàng thích nghi và tăng các đáp ứng miễn dịch. Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên như chạy bộ, đá bóng, bơi lội…vừa nâng cao sức khoẻ, vừa kích thích hệ miễn dịch phát triển.

– Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng chống các bệnh như sởi, thuỷ đậu, viêm gan, viêm não…

– Không tuỳ ý cho trẻ sử dụng kháng sinh: Mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng, tự ý tăng hoặc giảm liều lượng uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tự ý cho con sử dụng kháng sinh sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc” dẫn tới cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn ở môi trường xung quanh.

Ngoài ra mẹ khi thời tiết giao mùa, mẹ cần chú ý:

– Giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là phần ngực và tay chân, vì khi giao mùa trẻ thường dễ bị cảm lạnh và mắc phải các bệnh tai mũi họng.
– Giữ phòng ngủ của trẻ luôn thoáng, đủ sáng, sạch sẽ.
– Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và đến những nơi công cộng. Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn gây bệnh lây qua đường hô hấp.
– Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lạnh.
– Khuyến khích trẻ tăng cường vận động để nâng cao sức khoẻ.

Điều quan trọng nhất để trẻ có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh vào cơ thể là phải có một sức đề kháng tốt. Cốm Eunanokid tăng sức đề kháng là một loại thực phẩm chức năng kết hợp giữa Thymomodulin với kẽm, selen và L-lysine giúp kích thích trẻ ăn ngon vừa hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ.

Để được tư vấn về tình trạng của trẻ, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ xin vui lòng liên hệ tới số hotline: 0220 6252 002 để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu hơn.
Website: eunanokid.vn
Fanpage: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *