Trẻ còi xương – Dấu hiệu và giải pháp

Tỷ lệ trẻ em mắc chứng bệnh còi xương ở nước ta vẫn còn khá cao, thống kê năm 2012 cho thấy trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ còi xương. Tại sao trẻ lại mắc chứng bệnh này, nguyên nhân, dấu hiệu là gì và làm sao để phòng ngừa, điều trị chứng bệnh này.

Nguyên nhân khiến trẻ còi xương

Không phải chỉ những trẻ em thấp còi mới là người bị chứng còi xương, những trẻ bụ bẫm cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D chính là nguyên nhân gây bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương như:
– Trẻ nhỏ ít hoặc không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do thói quen kiêng khem sợ cho trẻ tiếp xúc da dưới ánh nắng đặc biệt là ánh nắng sớm. Hoặc có thể do nhà được thiết kế ít ánh sáng ở thành phố, trẻ sinh vào giai đoạn mùa lạnh ở miền bắc nên mặc nhiều quần áo và ít ra ngoài… dẫn đến cơ thể không thể tổng hợp được vitamin D tự nhiên.
– Do chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo, trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên, trẻ bị rối loạn tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể.
– Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông nguy cơ còi xương sẽ tăng cao
Trong một số trường hợp trẻ bị còi xương do yếu tố di truyền, hoặc ảnh hưởng từ mẹ khi mang thai.

Dấu hiệu để nhận trẻ còi xương

Trẻ còi xươngMột số dấu hiệu biểu hiện để nhận biết tình trạng còi xương ở trẻ

– Trẻ bị rối loại tiêu hóa kéo dài, táo bón, phân sống, kèm theo biếng ăn, ngủ ít hay giật mình.
Dấu hiệu ở xương: Trẻ sơ sinh thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán.Với trẻ lớn hơn thì sẽ có biểu hiện đầu to có bướu, ngực dô phía trước như ngực gà.Xương sườn gồ lên. Các xương chi xuất hiện còng cổ tay, cổ chân. Một số trẻ sẽ gặp phải tình trạng đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm.
– Trẻ còi xương lâu dần sẽ dẫn đến quá trình mọc răng chậm
– Trẻ mọc ít tóc, tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy. Ngoài ra trẻ còi xương sẽ xuất hiện những mảng hói trên da dầu.
-Trẻ mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi trộm: Trẻ còi xương sẽ hay quấy khóc, giật mình khi ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm. Ngoài ra trẻ còn có các dấu hiệu khác như trẻ ngủ không ngon giấc, bị chứng rôm sảy, hoạt động uể oải, không mún chạy nhảy chơi. Trẻ còi xương cấp tính còn có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.
– Biểu hiện từ các cơ: Trẻ bị còi xương sẽ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng hoặc chân chữ bát , khung xương chậu hẹp.

Giải pháp điều trị tình trạng trẻ còi xương
Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cần được cung cấp bổ sung đầy đủ các nhóm vi chất dinh dưỡng. Trong đó đặc biệt là vitamin D và Canxi. Bổ sung đầy đủ càng sớm canxi và vitamin D thì các tổn thương ở xương càng được phục hồi sớm.
Trong trường hợp trẻ bị còi xương giai đoạn đang phát triển nếu được điều trị triệt để sẽ cải thiện được đáng kể hoặc khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì biến dạng xương này sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Đối với trẻ bị còi xương do rối loạn chuyển hoá
Nếu rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến còi xương thì trước hết cần phải ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho trong máu bằng cách bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao.
Bổ sung Vitamin D: 2000-4000Ui/ngày x 4-6 tuần. Sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
Việc điều trị và sử dụng thuốc cần được thông qua bác sĩ chuyên môn.

Trẻ còi xương-1

Điều trị còi xương bằng phương pháp phối hợp
Ngoài cung cấp cho cơ thể trẻ còi xương vitamin D và canxi, cần đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đạm, béo, tinh bột, đường. Nên cho trẻ sử dụng dầu, mỡ để tăng khả năng hấp thụ vitamin D, sử dụng các loại dầu ăn dành riêng cho trẻ nếu trẻ dưới 2 tuổi.

Mẹ đã biết Tác dụng của Vitamin D với sự phát triển của trẻ.

Kết hợp tắm nắng buổi sáng trước 8h30 phút mỗi ngày khoảng từ 15-20 phút. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D sẽ được hoạt hóa và chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho. Ánh sáng mặt trời cần được chiếu trực tiếp lên da mới có tác dụng, nếu qua lớp vải che chắn thì tác dụng còn lại sẽ rất ít.
Cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm EunanoKid. Sản phẩm này cung cấp cho trẻ cả vitamin D, canxi dạng nano làm giúp giảm chứng còi xương ở trẻ em, giúp trẻ phát triển chiều cao đồng thời cung cấp các vi chất dinh dưỡng khác như lysine, vitamin B, kẽm, DHA giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ý kiến của bạn