8 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông

1. Vì sao trẻ thường dễ nhiễm bệnh vào mùa lạnh?

 

Nhiệt độ rất thấp, có những ngày dưới 10 độ C

Khi trời trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát sinh và lây lan nhiều hơn trong không khí. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu, kém hơn so với người lớn, khi bị nhiễm các virus có hại, sức đề kháng càng suy giảm khiến trẻ dễ bị ốm, mắc các bệnh về đường hô hấp như: Ho, viêm họng, viêm phổi,… Nhất là đối với những trẻ nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh này càng cao. Chính vì vậy, bổ sung dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ là rất cần thiết để phòng bệnh trong mùa lạnh.

Nồng độ vitamin D giảm

Trong những ngày này, cơ thể trẻ nhận được ít vitamin D hơn do giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng như hỗ trợ phát triển thể chất. Do đó, khi thiếu hụt vitamin D vào mùa lạnh, sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu hơn khiến khả năng chống chọi bệnh tật kém.

Môi trường sống của trẻ không được trong lành

Không gian sống chật hẹp, ẩm ướt, thiếu ánh sáng cũng chính là nguyên nhân khiến các virus gây bệnh lây lan nhanh hơn. Người lớn có thể tránh được các loại virus này nhưng trẻ nhỏ sức đề kháng kém thì nhanh chóng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, với những trẻ có tiền sử thường xuyên ốm vặt, trẻ suy dinh dưỡng, bé chậm tăng cân, suy giảm đề kháng thì tỉ lệ mắc bệnh vào mùa cuối năm trở lạnh càng lớn.

2. Giải pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông

Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ở trẻ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là lúc các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn virus, môi trường ô nhiễm… dễ tấn công và gây bệnh, vì thế trẻ rất hay bị ốm. Có nhiều biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, sau đây là một số phương pháp thông dụng và hiệu quả giúp rất nhiều cho hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời.

1. Giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn

“Ăn được ngủ được là tiên”, khi trẻ ngủ sâu giấc chính là lúc não bộ cũng như hệ miễn dịch phát triển tốt hơn, khi thức giấc trẻ sẽ vui vẻ hơn, ăn tốt hơn. Bên cạnh đó lúc ngủ thể lực của trẻ sẽ phục hồi, còn giúp tăng chiều cao nữa đấy ạ.
Ngủ ngon giúp bé tăng đề kháng
Các gia đình nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ và thức giấc cùng với nếp sinh hoạt chung của cả gia đình. Vào buổi chiều và tối nên cho trẻ ăn nhiều hơn tránh trẻ đói về đêm làm trẻ thức giấc. Trẻ hoạt động quá nhiều vào buổi tối thì lúc ngủ trẻ hay bị mơ và giật mình. Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ.

2. Lựa chọn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Có rất nhiều thực phẩm giàu sinh tố, các loại hoa quả như: cam xoài, lê, đu đủ …. và rau củ (Cà rốt bí đỏ súp lơ cà chua các loại đậu …) kết hợp với thịt, cá và trứng sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, Kẽm, selen…giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ em. Nên cho trẻ ăn thêm sữa chua vì lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bé cân bằng lượng axit trong dạ dày thúc đẩy hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn.

3. Massage cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ mát-xa thường xuyên sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn. Ngoài tác dụng thư giãn, mát-xa còn giúp cải thiện hệ tuần hoàn kích thích hệ miễn dịch, luân chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể nhằm loại bỏ những độc tố gây hại.Phòng ngừa nhiễm khuẩn

4. Cho trẻ vận động trong môi trường an toàn

Khi vận động các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển nhanh hơn, khả năng đối kháng của các tế bào miễn dịch với vi trùng cũng tăng. Sau khi vận động hệ miễn dịch sẽ phục hồi sau khoảng 02 giờ.
Khi được vui chơi thỏa thích, bé được thư giãn, các bạn sẽ nhận thấy bé vui vẻ hơn, đó là yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh mỗi ngày.

5. Bổ sung Vitamin C

Có thể nói để tăng cường sức đề kháng tốt nhất cho bé phải kể đến tác dụng của vitamin C. Vitamin C có tác dụng loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể, hỗ trợ phát triển hệ xương, răng, đặc biệt những bé đang bị thương, vitamin C giúp làm nhanh lành vết thương. Nhiều loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C cao như: cam, chanh, quýt, dâu tây, ổi, đu đủ, kiwi, một số loại rau xanh,… Nếu các bé không thích ăn trái cây tươi thì bố mẹ có thể ép hoặc xay sinh tố cho bé uống hàng ngày.

6. Bổ sung vitamin D

Tác dụng của vitamin D giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất, đặc biệt là canxi và photpho rất tốt cho xương. Chính vì vậy mà mỗi buổi sáng bố mẹ nên dành khoảng 15 – 30 phút để tắm nắng cho trẻ để tăng cường chuyển hóa – tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, vào mùa đông rất ít nắng, thay vào đó bố mẹ có thể bổ sung vitamin D vào bữa ăn hàng ngày cho bé yêu để đảm bảo bé không bị thiếu chất và hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.

7. Cung cấp đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi em bé. Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Khi uống đủ nước, các độc tố còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể bé qua việc tiết mồ hôi. Ngoài ra, uống nước có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, đồng thời vận chuyển oxy trong máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào.

Giữ cơ thể đủ nước là bí quyết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển bạch cầu đến khắp cơ thể. Bạn nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày, Trẻ nên uống nhiều nước hơn vào mùa đông.

8. Chủ động bổ sung các vi chất giúp  tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật

Hiện nay chủ động bổ sung các vi chất tăng cường miễn dịch như:  thymomodulin, kẽm, …được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tật, đặc biệt khi thời tiết giao mùa…

☛ Xem thêm sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé: EUNNAOKID TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

Ý kiến của bạn