Bệnh còi xương ở trẻ – Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị còi xương?

Bệnh còi xương là gây nên bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc thiếu vitamin D. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, vì trong độ tuổi này hệ xương của trẻ đang phát triển nhanh và cần đủ chất dinh dưỡng, nó thường kèm theo một số bệnh như: suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương?.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh còi xương

Trẻ bị bệnh còi xương phần lớn là do cơ thể thiếu vitamin D và canxi. Hai chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một số hoạt động của cơ thể, nếu thiếu chúng sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, hạ canxi máu, rối loạn quá trình chuyển hóa xương.Trẻ có thể bị thiếu vitamin D và canxi do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống không hợp lý.
Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể, nhờ có nó cơ thể mới có khả năng tự tổng hợp vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ vì giữ gìn quá cẩn thận cho con, sợ con bị đen nên hạn chế con tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dẫn tới thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Sai lầm trong chế độ ăn uống của một số bà mẹ khiến cho cơ thể của trẻ không được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D và canxi. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ cho trẻ ăn nhiều tinh bột, rau xanh, chất xơ là tốt. Nhưng thực ra, nếu cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều các chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi, và tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương.

Xem thêm: “Trẻ còi xương – Dấu hiệu và giải pháp“.

Trẻ còi xương có nhiều dấu hiệu điển hình:

Đường tiêu hóa có vấn đề: trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Xương có các biểu hiện như thóp rộng, xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm. Với trẻ lớn còn có hiện tượng đau nhức xương khớp.
Rụng tóc vành khăn sau gáy hoặc rụng tóc từng mảng, tóc ở phía trước và sau gáy thưa mỏng.
Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc thường xuyên giật mình và đổ mồ hôi nhiều đặc biệt khi ngủ.
Trẻ chậm phát triển, các cơ nhão, chậm mọc răng và các tiến trình như lẫy, bò, ngồi, đi…

Bệnh còi xương ở trẻ

Việc cần làm khi trẻ bị còi xương

Trẻ bị còi xương, cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng hằng ngày, thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý.
– Tắm nắng cho trẻ hằng ngày
Nguyên lý: dưới da có lớp tiền vitamin D, khi có tác dụng của tia tử ngoại có trong ánh sáng mặt trời sẽ hoạt hóa các tiền vitamin thành vitamin D. Khi cho trẻ tắm nắng hay tắm điện, cha mẹ nên lưu ý để chân, tay, lưng, bụng của trẻ lộ ra ngoài ánh sáng (để trần, không để vải che) vì nếu để lớp vải quần áo che sẽ làm giảm việc hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
Việc tắm nắng trong một khoảng thời gian nhất định là rất tốt đối với trẻ, không những không khiến trẻ bị đen mà còn cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cho cơ thể. Cha mẹ nên để cho trẻ tắm nắng khoảng từ 10 – 15 phút buổi sáng trước 9 giờ.
Theo một số nghiên cứu, ánh sáng mặt trời trước 9 giờ sáng có nguồn vitamin D rất dồi dào, tốt cho quá trình tự tổng hợp vitamin D trong cơ thể. Hơn nữa, nó còn giúp da dẻ hồng hào.

Bệnh còi xương ở trẻ
Vào mùa đông có ít ánh sáng mặt trời nên trẻ sinh ra rất dễ bị còi xương. Thay vào bằng việc không cho trẻ tắm nắng được, các mẹ nên cho trẻ sử dụng bộ sản phẩm EunanoKid. Để biết chi tiết sản phẩm truy cập link: http://eunanokid.vn/shop/
– Chế độ ăn giàu canxi
Để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, cha mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, cá, tôm,…vào trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Thêm vào đó, cha mẹ có thể cho dầu mỡ vào các món ăn khi chế biến cho trẻ, vì vitamin D rất dễ tan trong dầu, thúc đẩy quá trình hấp thu vitamin D.

Ý kiến của bạn