CÁC BỆNH TRẺ THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có hơn 10 triệu trẻ em tử vong do các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm nhất thế giới, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao. Trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc các bệnh viêm đường hô hấp từ 4-6 lần trong một năm, nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa.

Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi… ở trẻ chỉ là triệu chứng bệnh thông thường nên chỉ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, hơn 25% các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ tiến triển sang viêm phổi cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác, đe dọa tính mạng trẻ.

Bệnh giao mùa là gì?

Các bệnh giao mùa vé có thể gặp

Các bệnh giao mùa bé có thể gặp

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là trẻ em khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cho mình các biện pháp phòng tránh đúng cách để bảo vệ sức khỏe của trẻ khi giao mùa.

Các bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa…tăng cao. Một số cha mẹ chủ quan không có biện pháp chăm sóc kịp thời cho trẻ khiến tình trạng trở nặng, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là căn bệnh dễ bắt gặp nhất khi thời tiết thay đổi thất thường.

bệnh cảm cúm

Dấu hiệu: bệnh cúm rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu cảm lạnh thông thường nên nhiều bố mẹ bỏ qua dấu hiệu ban đầu. Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus gây bệnh cúm, trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi. Một số trẻ gặp các triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Phương pháp điều trị: Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp cho trẻ nghỉ ngơi, uống bù nước và bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.

Bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Dấu hiệu: Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

Phương pháp điều trị: Khi có dấu hiệu bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám loại trừ các bệnh lý khác và được hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh chuyển nặng, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.

Bệnh viêm tai giữa

là bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ nhỏ do vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ cấu trúc, chức năng và hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu để chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường nên sẽ dễ mắc viêm tai giữa hơn.

viêm tai

Dấu hiệu: Bộ phận tai trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy địch ở tại, sốt cao thậm chỉ là buồn nôn. Biểu hiện toàn thân là chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, sốt cao hơn 39 độ C, tiêu chảy, sổ mũi nghẹt mũi, ho.

Phương pháp điều trị: Cách chữa viêm tai giữa tại bệnh viện thường được áp dụng theo 2 phương pháp:

Điều trị bằng thuốc: Người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ.

Phẫu thuật: Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, người bệnh có thể cần nạo VA, đặt ống thông khí tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng.

Bệnh viêm đường hô hấp

Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ, nhất là hệ hô hấp làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi.

Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ…

bệnh viêm đường hô hấp

Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp ở trẻ rất đa dạng, trẻ có thể sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn… Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như nôn, chướng bụng, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc…

Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Là do vi trùng hoặc siêu vi gây ra. Có khả năng lây lan khá mạnh qua đường hô hấp.

bệnh đau mắt đỏ

Dấu hiệu: đau mắt đỏ khiến mí mắt sưng, chảy nước mắt, đổ ghèn, đau nhức, cay mắt.

Phương pháp điều trị: Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa bội nhiễm cho mắt và hạn chế nhựng triệu chứng khó chịu của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

Bệnh sốt xuất huyết

Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm.

sốt xuất huyết

Dấu hiệu: Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…

Phương pháp điều trị: hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh giao mùa nguy hiểm, có thể tiến triển nhanh và bùng phát thành dịch, do đó khuyến cáo bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời ngay khi có các triệu chứng bệnh kể trên, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.

Thủy đậu

Dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm virus. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ… sau đó sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,… Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.

Phương pháp điều trị: Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, song người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Riêng một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trụ tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

Bệnh tay – chân- miệng

Tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra

bệnh chân tay miệng

Dấu hiệu: Có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Phương pháp điều trị: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay- chân – miệng. Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm giảm thiểu giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm ở trẻ, do đó khi có dấu hiệu bệnh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng tránh

Biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa

Eunanokid gửi bạn một số biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa cho bé

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết giao mùa cha mẹ chú ý các biện pháp phòng tránh sau:

  • Bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi nhằm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ đối phó tốt hơn với những bệnh thường gặp khi giao mùa. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn lạnh. Mẹ nên tăng cường thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm và vitamin như thịt, trứng , cá, rau quả và nhắc bé uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Khi bắt đầu chuyển mùa, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ nhất là vùng cổ, tay, chân, đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người, Nếu bật điều hòa hoặc lò sưởi cần chú ý đến nhiệt độ phòng
  • Khi trẻ mắc phải một số các bệnh trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xác định nguyên nhân. Đồng thời lấy thuốc cho trẻ theo đơn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh về cho trẻ uống sẽ làm tăng tình trạng kháng thuốc, uống không đúng loại thuốc có thể khiến bệnh trở nặng hơn
  • Các vật dụng của trẻ cần được giữ vệ sinh. Cơ thể trẻ cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng nước muôi sính lý cho trẻ vệ sinh mũi, miệng. Với trẻ nhỏ mẹ nên vệ sinh tay trẻ bằng nước muối loãng, trẻ lớn nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, vì nếu không vệ sinh tay sạch sẽ trong quá trình ăn trẻ sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào cơ thể

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo ngay thực phẩm bổ sung hỗ trợ Eunanokid – Tăng sức đề kháng cho trẻ được phân phối bởi công ty Eupharma mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch kháng lại các tác ngân gây bệnh, giúp bảo vệ trẻ khi giao mùa.

Mẹ cần được tư vấn về tình trạng của trẻ, cách chăm sóc con trong thời điểm giao mùa vui lòng liên hệ hotline 0365.365.168. Hoặc inbox fanpage của công ty: Eunanokid – Chăm con tựa như tình mẹ

Ý kiến của bạn