Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0-2 tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0-2 tuổi luôn được quan tâm bởi bổ sung đúng đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này chính là tiền để để trẻ phát triển về sau? Chế độ ăn uống cần cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc bé, các mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 2 tuổi dưới đây nhé!

Vai trò của sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi

Sữa mẹ có vai trò quyết định đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi. Vai trò của sữa mẹ không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn là “vắc xin” đầu đời của trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ ngay từ những ngày đầu đời. Việc cho trẻ bú sớm còn giúp co hồi tử cung của mẹ, giúp mẹ giảm mất máu. Với những lợi ích tuyệt vời vừa nên trên, mẹ nên:

  • Cho trẻ bú sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, tránh bệnh vàng da của trẻ.
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Các nguyên tắc để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi

  • Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được nên gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ lượng ít tới nhiều và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới.
  • Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh, người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.
  • Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.
  • Mẹ thường hạn chế sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ. Nhưng dầu mỡ, chất béo lại là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn và giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Do đó, nên thêm dầu vừng, lạc, dầu mè làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, giúp trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
  • Có một số trường hợp mẹ không cho trẻ ăn cái mà chỉ ăn nước hầm. Mẹ cần lưu ý các loại đạm đều nằm ở phần cái của thịt, cá tôm, trứng, hầu như không tiết ra nước hầm.
  • Một số trẻ không thích ăn rau củ. Mẹ nên khuyến khích hoặc tìm cách chế biến rau củ thành những món ăn hấp dẫn, dễ ăn để bổ sung đủ chất xơ cho trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 0-2 tuổi

Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng

Lúc này bé vẫn chỉ hành động theo bản năng là cọ quậy mạnh về phía núm vú của mẹ để đòi ăn. Giai đoạn này đường tiêu hóa cảu bé vẫn phát triển và rất yếu nên chưa thể ăn thức ăn đặc. Do đó chỉ nên dùng sữa mẹ ( hoặc sữa ngoài nếu sữa mẹ không đủ) để làm nguồn dinh dưỡng cho trẻ.

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi

Cách bé thể hiện rằng bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm

  • Bé có thể kiểm soát cử động của đầu và cổ, có thể ngồi lên nếu được giúp đỡ.
  • Giả vờ nhai, thích thú thức ăn, đẩy lưỡi qua lại hoặc ngậm muỗng.
  • Có vẻ đói khi bú mẹ từ 8-10 lần hoặc sau khi uống khoảng 1 lít sữa pha trong 1 ngày.
  • Bé tăng cân gấp 2 lần so với lúc mới sinh, mọc răng.

Giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi

Bé sẽ có các dấu hiệu  chuẩn bị ăn dặm như giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Ngoài ra giai đoạn này có thể bé đang chuẩn bị mọc răng để sẵn sàng cho việc nhai thức ăn.

Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

Ngoài những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm cho chế độ mới như giai đoạn trên , trẻ còn có những biểu hiện sau:

  • Bé thích bốc ăn bằng tay
  • Bé bắt đầu chuyển các đồ vật từ tay này, sang tay khác
  • Chuyển động hàm khi nhai và muốn cho mọi thứ vào miệng

Giai đoạn 10-12 tháng tuổi

Các dấu hiệu như khi bé 8-10 tháng và lúc này bé đã nuối thức ăn dễ dàng hơn, mọc răng và dần phát triển đủ bộ hàm nhai, bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi nữa.

Các mẹ nên lưu ý sau khi cho bé thử một khẩu phần ăn mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết bé có thích hợp hoặc cơ thể bé có bị dị ứng với món đó không

Giai đoạn 12 -24 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã quen với việc ăn dặm, làm quen với nhiều thức ăn

Đối với từng giai đoạn phát triển của bé, bạn có thể sử dụng bảng dinh dưỡng để đưa ra khẩu phần ăn phù hợp cho bé. Số liệu sử dụng trong bảng nhu cầu dinh dưỡng cho bé chỉ mang tính tương đối, vì thực tế còn phải dựa vào thể trạng của từng bé để có lượng thức ăn chính xác. Nên các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với các số lượng cơ bản nhé

Bên cạnh đó, khi bé ăn dặm bạn có thể linh hoạt chứ không cần phải tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc.

Một số đồ ăn như trứng, cá và đậu phồng thì các mẹ nên chờ trẻ được 1, thậm chí 3 tuổi rồi mới cho thử. Bởi vì đây là những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, mặc dù chưa thể kết luận việc trì hoãn này có thể giảm khả năng bé bị dị ứng hay không nhưng vì điều này đã được nhiều bác sĩ khuyến cáo nên các phụ huynh cân nhắc.

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng Eunanokid Syrup

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ cần nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ là đủ.Còn với trẻ trên 6 tháng, ngoài chế độ dinh dưỡng từ khẩu phần ăn có thể bổ sung dinh dưỡng qua đường uống. Sản phẩm Eunanokid Syrup – là sản phẩm điển hình cho bé, có vị thơm ,ngọt dịu dễ uống ,vừa cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho trẻ như canxi nano, vitamin D,lysine, kẽm và các vitamin giúp tăng cường khả năng hấp thu cũng như sức đề kháng của trẻ giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng.

Ý kiến của bạn