Bảng cân nặng chuẩn của trẻ năm 2018

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ là cơ sở quan trọng để cha mẹ nhận biết tình trạng sức khoẻ cũng như mức độ phát triển của trẻ em. Để giúp mẹ có thể theo dõi được cân nặng của trẻ đã đạt chuẩn hay chưa, trẻ có phát triển bình thường hay không, tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra bảng cân nặng chuẩn của trẻ để cha mẹ có thể tham khảo.

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ trong năm đầu tiên

Trong năm đầu tiên bé tăng trưởng rất nhanh và giữa bé gái và bé trai có sự chênh lệch nhất định. Các bé trai có xu hướng cân nặng cũng như chiều cao nhỉnh hơn các bé gái trong thời gian này. Cha mẹ nên theo dõi và ghi lại cân nặng của con mỗi tháng một lần vào thời gian nhất định như trước hoặc sau khi ăn để có được kết quả chuẩn xác nhất.

 

Tuổi Bé trai Bé gái
Mới sinh 3,5kg 3,4kg
1 tháng 4,4kg 4,2kg
2 tháng 5,2kg 4,8kg
3 tháng 6kg 5,4kg
4 tháng 6,7kg 6,2kg
5 tháng 7,4kg 6,7kg
6 tháng 7,9kg 7,2kg
7 tháng 8,4kg 7,7kg
8 tháng 8,9kg 8,1kg
9 tháng 9,3kg 8,5kg
10 tháng 9,7kg 8,8kg
11 tháng 10kg 9,2kg
12 tháng 10,3kg 9,5kg

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ năm 2018

Đa phần các trẻ sẽ mất khoảng 10% trọng lượng trong 5 ngày đầu tiên, nhưng sau đó cân nặng sẽ bắt đầu tăng trở lại. Lúc này trung bình mỗi ngày trẻ tăng từ 20- 30gram và đạt mức khoảng 1kg mỗi tháng trong 6 tháng đầu tiên. Khi bước sang tháng thứ 6 trọng lượng của trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi so với khi sinh ra. Từ tháng thứ 6 trở đi trung bình mỗi tháng trẻ tăng được khoảng 500gram.
Nếu cân nặng của bé tăng đều và gần đúng so với bảng cân nặng mà tổ chức Y tế thế giới đưa ra có nghĩa là bé đang phát triển tốt. Nhưng nếu trẻ gặp phải một trong những tình trạng sau đây thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có điều chỉnh kịp thời trong quá trình chăm sóc trẻ:

– Sau 2 tuần trẻ vẫn chưa lấy lại được cân nặng bằng với lúc sinh.
– Mỗi ngày trẻ không tăng được trung bình 10gram và sau 1 tháng không đạt được mức cân nặng trung bình theo bảng.
– Bé tăng cân vượt quá nhiều với cân nặng tiêu chuẩn.

Trong những trường hợp này rất có thể bé đang gặp phải một vấn đề nào đó về sức khoẻ hoặc thuộc kiểu người tăng cân chậm.

Lời khuyên giúp cha mẹ chăm con dưới 1 tuổi khoa học nhất

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ

Để đảm bảo trẻ phát triển tốt, tăng cân đều trong 1 năm đầu tiên mẹ nên chú ý:
– Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mỗi ngày cho bú 8 – 12 cữ, mỗi cữ cách nhau 2- 3 giờ. Nếu mẹ cho trẻ dùng sữa công thức thì nên giảm số lần còn 6- 8 lần/ ngày vì sữa công thức lâu tiêu hơn sữa mẹ. Mẹ nên cho bé bú hết bên vú này rồi mới chuyển sang bên vú kia, không nên đổi bên khi trẻ đang bú.
– Trẻ sơ sinh thời gian ngủ trung bình mỗi ngày từ 16- 18 tiếng. Nhiều mẹ sợ trẻ sẽ thức đêm nên ban ngày thường cho trẻ ngủ ít. Ngủ không đủ khiến trẻ thấy khó chịu, quấy khóc và tuyến yến không tiết ra được các hormone tăng trưởng. Tuy nhiên nếu bé ngủ quá nhiều mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bé bú đúng thời gian, đủ cữ, không nên để mặc theo kiểu đói khắc dậy bú.
– Trẻ dưới 1 tuổi mỗi ngày thường khóc ít nhất là 3 tiếng. Đây là cách trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh như con đói, con mệt, con buồn chán…Lúc này cha mẹ nên dỗ dành, chơi với trẻ, bế và cưng nựng con. Còn nếu bé khóc liên tục, khóc nhiều, khóc ré lên thì có thể bé đang gặp vấn đề gì đó về sức khoẻ chẳng hạn như đau bụng.
– Mỗi ngày thay từ 4-6 chiếc tã bẩn có nghĩa là cơ thể trẻ đang hoạt động trơn tru, cơ quan tiêu hoá, bài tiết đang làm tốt nhiệm vụ của nó.
– Vì 6 tháng đầu tiên thức ăn của trẻ chủ đạo là sữa mẹ nên mẹ cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của bản thân trong thời gian nuôi con. Nên hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa chất kích thích..
– Thường xuyên trò chuyện, massage cho trẻ và chơi cùng con mỗi ngày.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ thực đơn ăn dặm đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần để làm sạch đường ruột giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm:

Ý kiến của bạn